Trang chủ Đấu trường dân chủ Lê Dũng Vova có thể sẽ bị dẫn giải đến cơ quan...

Lê Dũng Vova có thể sẽ bị dẫn giải đến cơ quan an ninh điều tra?

343
0

Hiện tại, Lê Văn Dũng (tức Lê Dũng Vova) vẫn đang thách thức cơ quan an ninh điều tra không đến làm việc theo giấy triệu tập và rất có thể sẽ phải bị dẫn giải đến cơ quan an ninh điều tra theo quy định.

Đối tượng Nguyễn Văn Dũng (tên tài khoản trên mạng xã hội Lê Dũng Vova), trú tại số 54B, Hà Trì 3, phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội đã bị Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao Bộ Công an tố hành vi phạm tội đến cơ quan an ninh điều tra Công an Thành  phố Hà Nội.

Ngày 31/12/2020 Cơ quan an ninh điều tra Công an Thành phố Hà Nội đã ra quyết định triệu tập lần thứ 2 đối tượng Nguyễn Văn Dũng phải có mặt vào ngày 05/01/2021 tại Cơ quan an ninh điều tra Công an Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, Nguyễn Văn Dũng không chấp hành và có hành vi coi thường việc triệu tập của cơ quan an ninh điều tra Công an Thành phố Hà Nội.

Lê Dũng Vova có thể sẽ bị dẫn giải đến cơ quan an ninh điều tra?Giấy triệu tập lần thứ 2 đối với Lê Văn Dũng

Trên mạng xã hội, Lê Văn Dũng sử dụng đủ chiêu trò để vu khống việc viết, ký và đóng dấu giấy triệu tập do điều tra viên Phan Quốc Uy là không có thẩm quyền, sai luật,… Như Đấu trường dân chủ đã đưa tin, việc điều tra viên viết, ký và đóng dấu giấy triệu tập là đúng với quy định tại điều 37, khoản 1 điểm d Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: ‘điều tra viên có quyền triệu tập’ và tại mục 1, điểm 1.1. Thông tư số 01 của Bộ Công an ghi rõ ‘điều tra viên được phân công thụ lý chính vụ án được quyền ký giấy triệu tập ….’

Ngày hôm nay, 06/01/2021 Cơ quan an ninh điều tra tiếp tục thông báo triệu tập đối tượng Lê Văn Dũng lần thứ 2 và theo thông báo này thì Lê Văn Dũng phải có mặt vào sáng ngày 08/01/2021.

Nếu Lê Văn Dũng tiếp tục không đến theo giấy triệu tập thì tiếp tục cơ quan an ninh sẽ thông báo triệu tập lần thứ 3 và nếu vẫn tiếp tục không có mặt thì sẽ áp giải theo quy định tại điều 127, của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Mặt khác, lần triệu tập này khác với những lần trước ở chỗ để xác minh về hành vi phạm tội của Lê Văn Dũng theo yêu cầu của Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao Bộ Công an.

Điều 127. Áp giải, dẫn giải (Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015)

1. Áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.

2. Dẫn giải có thể áp dụng đối với:

a) Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

c) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

3. Điều tra viên, cấp trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định áp giải, dẫn giải.

4. Quyết định áp giải, quyết định dẫn giải phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị áp giải, dẫn giải; thời gian, địa điểm người bị áp giải, dẫn giải phải có mặt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

5. Người thi hành quyết định áp giải, dẫn giải phải đọc, giải thích quyết định và lập biên bản về việc áp giải, dẫn giải theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

Cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định áp giải, dẫn giải.

6. Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm; không được áp giải, dẫn giải người già yếu, người bị bệnh nặng có xác nhận của cơ quan y tế.”

Thành Nam

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây