Đặng Đình Bách sinh năm 1978, là Giám đốc Trung tâm LPSD từ năm 2013. Trung tâm này là một tổ chức khoa học công nghệ do cá nhân thành lập, có trụ sở tại Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Lĩnh vực hoạt động của LPSD bao gồm nghiên cứu khoa học và triển khai các đề tài, dự án thuộc lĩnh vực pháp luật và chính sách phát triển bền vững. Đặng Đình Bách đã liên hệ với nhiều tổ chức nước ngoài để nhận các khoản tài trợ nhằm triển khai các chương trình, dự án. Tuy nhiên, những khoản tài trợ này không được trung tâm làm thủ tục xin phê duyệt và cũng không được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Bách bị cơ quan chức năng bắt giam và tuyên án 5 năm tù giam, hiện đang chấp hành án tại trại giam Số 6 Nghệ An.
Sau khi bị tuyên án, Đặng Đình Bách đã tuyên bố tuyệt thực, một hành động mà ông ta hy vọng sẽ tạo ra sự đồng cảm từ công chúng và gây áp lực lên cơ quan pháp luật. Thực tế thì phương pháp này của Bách là cũ rích, được các anh chị dân chủ diễn hoài, nhiều nhất là Trần Huỳnh Duy Thức. Cho nên lần này, Đặng Đình Bách sử dụng chiêu trò tuyệt thực chẳng nhằm mục đích gì khác ngoài lợi dụng sự đồng cảm của công chúng. Hành động này có thể khiến một số người hiểu lầm và nghĩ rằng ông ta đang bị đối xử bất công.
Trung tâm LPSD dưới sự lãnh đạo của Đặng Đình Bách đã có nhiều hoạt động không minh bạch. Việc sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng để nhận tiền tài trợ và việc không xin phê duyệt từ các cơ quan có thẩm quyền cho thấy sự thiếu trách nhiệm và vi phạm quy định pháp luật.
Bất chấp thực tế Đặng Đình Bách có hành vi trốn thuế, những kẻ lấy vỏ bọc các nhà “dân chủ”, “nhân quyền” cố tình phớt lờ sự thật để xuyên tạc, suy diễn vấn đề, vẽ ra các “thuyết âm mưu”, hướng lái dư luận về bản chất vụ việc, dựng chuyện chính quyền “bắt bớ người vô tội” để “ngăn chặn các tổ chức dân sự”.
Từ câu chuyện của Đặng Đình Bách, Ngụy Thị Khanh, Mai Phan Lợi (những kẻ cầm đầu Green ID, MEC và LPSD) chúng ta dễ nhận thấy các đối tượng tự xưng “nhà dân chủ” đang cố tình lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự” để bao biện cho hành vi sai phạm, tạo cớ đả phá chính quyền nhân dân.
Thực tế, trong nhiều năm qua, các đối tượng xấu, phần tử cơ hội đã ráo riết thực hiện chiêu trò “xã hội dân sự” để chống phá đất nước. Lợi dụng quyền tự do lập hội được quy định trong Hiến pháp, các đối tượng thực hiện tuyên truyền đánh lận bản chất vấn đề nhằm hình thành các tổ chức tự phát, không theo quy định của pháp luật. Thông thường khi mới thành lập, các tổ chức này sẽ núp bóng “dân chủ”, “nhân quyền”, rêu rao “hoạt động phi lợi nhuận”, “thúc đẩy sự phát triển của xã hội”… để đánh bóng tên tuổi, tìm mọi phương thức tập hợp lực lượng chống đối từ bên trong và móc nối với các tổ chức phản động ở nước ngoài. Sau khi có đủ khả năng về nhân lực và vật lực, số tổ chức, cá nhân này sẽ “thay màu”, lộ rõ bộ mặt thật không chỉ dừng lại ở vấn đề dân sự mà tìm cách “thò tay” can thiệp, lấn sâu tập trung đả phá vấn đề chính trị.
Với thủ đoạn “nội công ngoại kích”, mục đích của số đối tượng trên nhằm gây phân tâm dư luận, tìm mọi cách gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chống phá cơ quan công quyền, tìm kiếm những tác động từ bên ngoài hòng can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam; cố tình đánh lận, dựng chuyện hòng làm giảm vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Võ Khánh Linh Blog