Trên trang mạng Việt Tân ngày 11 tháng 8 năm 2024 đăng tải dòng típ “thấy gì qua bản án 8 năm của thầy thích tâm phúc?” để bôi nhọ, nói sai sự thật về sự việc ngày 6/8/2024 TAND huyện Củ Chi (TP.HCM) đã tuyên án sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Minh Phúc người tự xưng là Thích Tâm Phúc về hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức. Với những chiêu trò đánh tráo khái niệm và lèo lái dư luận của tổ chức Việt Tân chúng lại một lần nữa xuyên tạc làm sai lệch vụ việc để bôi nhọ, hạ thấp uy tín của hệ thống pháp luật Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chính sách tự do tôn giáo của Đảng và nhà nước.
Thời gian qua tổ chức Việt Tân đã đăng tải những dòng tin nói sai sự thật về sự việc ngày 6/8/2024 TAND huyện Củ Chi (TP.HCM) đã tuyên án sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Minh Phúc người tự xưng là Thích Tâm Phúc về hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức thông qua đó chúng trắng trợn bôi nhọ rằng là “phiên tòa vắng mặt bị hại và những người liên quan thế nhưng họ vẫn xét xử bình thường và tuyên án 8 năm tù. Phải chăng có mập mờ và bàn tay nào đó thao túng công lý?” hay “áp lực từ giáo hội phật giáo Việt Nam đã khiến cho tòa án huyện Củ Chi đưa ra mức án 8 năm tù”. Bằng sự việc vi phạm pháp luật của một cá nhân mà tổ chức Việt Tân hồn nhiên xuyên tạc là do có lãnh đạo đứng sau lưng để “bảo kê” cho những việc làm sai pháp luật qua đó nhằm mục đích bôi nhọ các tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và hệ thống pháp luật Việt Nam. Để không bị lôi kéo, kích động bản thân chúng ta cần phải nhận thức rõ về vấn đề này như sau:
Thứ nhất chúng ta phải hiểu bản chất của vụ việc, theo nguồn tin từ báo Thanh Niên cho hay người tự xưng là “sư Thích Tâm Phúc”, “đại đức Thích Tâm Phúc”, ông Nguyễn Minh Phúc (41 tuổi, ngụ tại huyện Củ Chi, TP.HCM) là nhân vật đã gây xôn xao cõi mạng suốt thời gian qua. Trong suốt nhiều năm, người tự xưng là “Thích Tâm Phúc” đã có những phát ngôn, video clip bị nhiều người cho là thiếu chuẩn mực, xúc phạm tôn giáo khiến nhiều người dân rất bức xúc. Ngày 6.12.2023, ông Nguyễn Minh Phúc một lần nữa khuấy đảo cõi mạng bởi thông tin bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. Đến sáng 6.8, sau 9 tháng bị tạm giam, bị cáo Nguyễn Minh Phúc chính thức hầu tòa sơ thẩm tại TAND huyện Củ Chi (tại TP.HCM) về 2 tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Theo hồ sơ vụ án, năm 2021, một phụ nữ ở huyện Hóc Môn có mua một thửa đất hơn 420 m2 tại huyện Củ Chi, với giá 2,4 tỉ đồng nhưng chưa làm thủ tục tách thửa được. Năm 2022, bà này thông qua một người giới thiệu và quen biết bị cáo Phúc để nhờ làm thủ tục tách một thửa đất thành hai thửa đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng. Mặc dù biết rõ bản thân không có khả năng làm thủ tục tách thửa đất nhưng Phúc vẫn đồng ý và thỏa thuận chi phí là 135 triệu đồng. Sau khi nhận trước 20 triệu đồng, bị cáo Phúc liên hệ 2 chủ tài khoản Zalo để thuê làm giả 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã tách thửa. Ngày 8.2.2023, người phụ nữ nhận được 1 giấy chứng nhận và đưa cho Phúc thêm 50 triệu đồng. Tổng cộng, bị cáo Phúc đã làm giả các giấy chứng nhận, chiếm đoạt số tiền của người phụ nữ hơn 70 triệu đồng. Qua quá trình mở rộng điều tra bị cáo Phúc giao nộp thêm 1 giấy chứng nhận tăng ni, thể danh Thích Tâm Phúc; 1 bằng thạc sĩ ngành Luật Kinh tế và 1 bằng tiến sĩ ngành Luật Tôn giáo; 1 giấy chứng nhận điệp thọ. Theo kết luận giám định các giấy chứng nhận này đều là giả. Tại phần thẩm vấn, sau khi đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Củ Chi công bố cáo trạng, bị cáo Phúc trình bày đã nghe rõ và cáo trạng đúng với hành vi bị cáo thực hiện, không oan sai. Toàn bộ quá trình xét xử đều được tiến hành theo đúng thủ tục pháp luật quy định và được ghi hình phát trên các phương tiện truyền thông đại chúng cho chúng ta thấy rằng việc xử lý và đưa ra mức án 8 năm tù đối với ông Nguyễn Minh Phúc hoàn toàn đúng và tuân theo pháp luật.
Thứ hai chúng ta cần phải nắm chắc rằng sự có mặt của bị hại hoặc người đại diện của họ được quy định tại Điều 292 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó nếu bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử. Trường hợp xét thấy sự vắng mặt của bị hại, đương sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết bồi thường thiệt hại thì Hội đồng xét xử có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo quy định của pháp luật. Như vậy, pháp luật hiện hành không yêu cầu một cách tuyệt đối là bị hại vắng mặt thì phiên tòa được mở hay không mà việc có tiến hành xét xử hay không sẽ phụ thuộc vào ý chí, sự xem xét, cân nhắc của Hội đồng xét xử. Quy định này cho phép bị hại được phép vắng mặt tại Tòa và trường hợp vẫn muốn Tòa án tiến hành xét xử bình thường thì người bị hại phải làm đơn xin vắng mặt kèm theo yêu cầu, nguyện vọng của mình gửi cho Tòa án trước thời điểm mở phiên tòa. Qua đó cho chúng ta thấy phiên tòa đã tuân thủ theo đúng pháp luật hiện hành chứ không hề có bàn tay nào thao túng như những lời nói bịa đặt của Việt Tân rêu rao.
Thứ ba việc Việt Tân rêu rao rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam là “một tổ chức bù nhìn của chính quyền” đã cho thấy bản chất phản động của bè lũ Việt Tân. Chúng không nhận thức rõ rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam được pháp luật và Nhà nước tạo điều kiện hoạt động đúng theo quy định của Hiến pháp. Giáo hội góp phần vào vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc vùng miền, thực hiện giám sát và phản biện xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển đất nước đã được quy định rõ tại khoản 1, Điều 9, Chương I, Hiến pháp năm 2013 và thực tiễn quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc cho thấy Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn có vị trí độc lập và vai trò quan trọng chứ không phải là “một tổ chức bù nhìn của chính quyền” để kiểm soát tự do tôn giáo như lời lẽ bịa đặt vô căn cứ của bè lũ Việt Tân.
Qua vụ việc trên cho chúng ta thấy chúng ta thấy rằng tổ chức Việt Tân có rất nhiều những chiêu trò để nhằm lôi kéo, kích động, nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín của các tổ chức nhất là lực lượng cán bộ Đảng và Nhà nước qua những lời lẽ bẻ sai sự thật thiếu hiểu biết, điên cuồng về hành vi, thậm chí còn lộng ngôn trên mạng xã hội hòng vu khống đổ lỗi cho đội ngũ cán bộ Đảng và Nhà nước do đó mỗi người dân chúng ta cần cảnh giác trước những dòng tin như thế này từ đó cần tích cực học hỏi nắm chắc về bản chất và diễn biến của sự việc để không mắc vào những chiêu trò lôi kéo kích động của các lực lượng phản động. Đồng thời từ vụ việc này người dân cũng cần phải nâng cao trách nhiệm hơn nữa với chính tài sản của mình tránh bị kẻ xấu lợi dụng bằng những chiêu trò lừa đảo thông qua việc sử dụng sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Nếu thấy có dấu hiệu mình bị lừa đảo thì phải nhanh chóng trình báo đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
NHẬT HÒA (Đấu trường dân chủ}