Trang chủ Hồ sơ - Tư liệu Ngày 6-8-1945: Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành...

Ngày 6-8-1945: Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima

10
0

Cách đây 79 năm, vào ngày 6-8-1945, Mỹ đã thả quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên “Little Boy” (Cậu bé) xuống thành phố Hiroshima, khiến 140.000 người thiệt mạng. Sau đó ba ngày, Mỹ thả quả bom thứ hai “Fat Man” (Gã mập) xuống Nagasaki, giết chết 74.000 người.

Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày 6-8

Sự kiện trong nước

– Ngày 6-8-1954, ngày mất Nhà văn Nguyễn Khoa Văn (bút danh Hải Triều). Ông sinh ngày 1-1-1908 tại An Cựu, ngoại thành Huế. Ông là đảng viên lớp đầu của Đảng cộng sản Đông Dương. Nǎm 1931 ông bị bắt và bị đưa về Huế kết án 9 nǎm khổ sai và 8 nǎm quản thúc. Tháng 7-1932 ông được trả tự do. Ra tù, ông bí mật hoạt động Cách mạng. Đồng thời, ông viết bài trên các báo chí hợp pháp để truyền bá chủ nghĩa Mác và quan điểm của Đảng về nghệ thuật vị nhân sinh. Ngòi bút lý luận sắc bén của ông từng áp đảo đối phương trong những cuộc tranh biện, bút chiến về vǎn học.

Ngày 6-8-1945: Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima

Nhà báo Hải Triều và văn nghệ sĩ Khu IV trong kháng chiến chống thực dân Pháp (nhà báo Hải Triều ngồi đầu tiên, bên phải). Ảnh: Tư liệu

Tháng 8-1940, ông lại bị bắt đi an trí tại Phong Điền tỉnh Thừa Thiên. Đến tháng 3-1945 ông mới được thả tự do. Sau đó ông tham gia tổng khởi nghĩa ở Huế. Sau khi giành chính quyền, ông là Giám đốc Sở tuyên truyền Trung Bộ. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp ông làm Giám đốc Sở tuyên truyền Liên khu IV, Uỷ viên ban chấp hành Chi hội vǎn nghệ Liên khu IV. Các tác phẩm chính của ông là: “Duy tâm hay duy vật” (chuyên luận, xuất bản vǎn 1935). “Vǎn sĩ và xã hội” (1937), “Về vǎn học nghệ thuật” (tuyển tập – 1965).

– Ngày 6-8-1972, quân và dân Hải Phòng đã bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 3.800 trên miền Bắc. Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ đối với miền Bắc, quân và dân Hải Phòng đã bắn rơi 270 máy bay Mỹ, bắn cháy, bắn chìm 8 tàu chiến Mỹ, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố trung dũng, quyết thắng”.

Sự kiện quốc tế

Cách đây 79 năm, vào ngày 6-8-1945, Mỹ đã thả quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên “Little Boy” (Cậu bé) xuống thành phố Hiroshima, khiến 140.000 người thiệt mạng. Sau đó ba ngày, Mỹ thả quả bom thứ hai “Fat Man” (Gã mập) xuống Nagasaki, giết chết 74.000 người.

Ngày 6-8-1945: Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima

Việc ném bom nguyên tử các thành phố Nhật Bản và ý nghĩa quân sự của nó đến nay vẫn đang là chủ đề tranh luận. Ảnh: salik.biz

Theo các nhà sử học, với việc ném bom nguyên tử vào Nhật Bản, Mỹ đã đạt được hai mục tiêu. Đầu tiên, sau đòn tấn công hạt nhân, Nhật Bản sẽ nhanh chóng đầu hàng, đẩy nhanh quá trình kết thúc Thế chiến II. Thứ hai, tấn công hạt nhân sẽ là một cuộc trình diễn cho toàn thế giới biết về vũ khí mạnh nhất trong tay người Mỹ mà vẫn chưa nước nào có được.

Hai quả bom nguyên tử không chỉ cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người ngay thời điểm đó cùng hàng chục nghìn người tử vong vì các căn bệnh do trực tiếp hoặc gián tiếp phơi nhiễm chất phóng xạ gây ra, mà còn để lại hậu quả nghiêm trọng cho nhiều thế hệ kế tiếp.

Ngày 6-8-1945: Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima

Hai thành phố Hiroshima và Nagasaki hầu như bị bom nguyên tử san phẳng hoàn toàn. Ảnh:Tư liệu

Suốt một thời gian dài, nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý toàn thế giới luôn sống trong sự lo lắng về một cuộc chiến tranh hạt nhân. Sức phá hủy ghê gớm của bom nguyên tử hay các loại vũ khí hạt nhân nói chung đã dấy lên một làn sóng phản đối trên toàn thế giới.

Từ đó đến nay, vào ngày 6-8 hằng năm, Nhật Bản đều tổ chức lễ tưởng niệm vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima để tưởng nhớ các nạn nhân, đồng thời tiếp tục gửi thông điệp tới toàn thế giới nhằm không để thảm kịch ở Hiroshima và Nagasaki lặp lại, coi đây là cột mốc hướng tới mục tiêu xóa bỏ loại vũ khí nguy hiểm này.

Theo dấu chân người

– Ngày 6-8-1945, qua điện đài liên lạc với cơ quan tình báo chiến lược của Mỹ đóng ở Côn Minh (Trung Quốc), Thiếu tá Thômát, người chỉ huy toán “Con Nai” đang tham gia Đại đội Việt – Mỹ ở chiến khu Tân Trào đã thông báo tới người đứng đầu Mặt trận Việt Minh, Hồ Chí Minh biết tin Mỹ đã ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản, sự kiện đó sẽ tác động mạnh mẽ vào tình hình Đông Dương, nơi phát xít Nhật đang chiếm đóng.

– Ngày 6-8-1946, tại Paris, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp và trả lời phỏng vấn nhà báo Charbonnier của tờ “L‘Ordre”. “Nhật ký Hành trình” thuật lại: “Báo này thuộc phe hữu. Thường công kích ta. Nhưng sau khi nói chuyện với Cụ, ông Charbonnier viết một bài thật thà và êm dịu. 7 giờ tối, Cụ đi thăm ông Vương Thế Kiệt, Ngoại giao Bộ trưởng và mấy vị đại sứ Trung Quốc tới dự Hội nghị hòa bình ở Paris. Tuy mới gặp nhau lần đầu, nhưng vì mối quan hệ thân thiện đã lâu đời giữa hai dân tộc Hoa – Việt, vả lại hai bên đều ở đất khách quê người, cho nên thái độ rất thân mật và chuyện trò rất vui vẻ”.

Ngày 6-8-1945: Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima

Ngay sau khi tuyên bố nước nhà được độc lập, một trong những nhiệm vụ cấp bách mà Người chỉ ra là “diệt giặc dốt” và Người đã phát động phong trào Bình dân học vụ. Ảnh: Tư liệu

– Ngày 6-8-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện văn tới Hội nghị Bình dân Học vụ khu XII (gồm các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Ninh, Hòn Gai và Quảng Yên) khẳng định: “Từ ngày kháng chiến, tuy hoàn cảnh khó khăn, nhưng bình dân học vụ vẫn hăng hái tiến hành, thế là tốt lắm… Như thế thì về mặt trận văn hoá, chúng ta cũng sẽ thắng lợi như về các mặt trận khác trong cuộc trường kỳ kháng chiến”.

– Ngày 6-8-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mệnh lệnh gửi Liên khu ủy Việt Bắc chuyển các tỉnh trong Liên khu ủy yêu cầu “các tỉnh phải chỉnh đốn phát triển và củng cố du kích các xã một cách thiết thực để: Ở vùng tự do thì chuẩn bị đánh địch trong thu đông này; ở vùng tạm chiếm thì tích cực khuấy rối và đánh tỉa làm cho địch tiêu hao. Lệnh này phải phối hợp với lệnh chuẩn bị một tuần lễ thi đua diệt địch lập công”.

– Ngày 6-8-1952, báo “Cứu Quốc” đăng bài “Nhân dân châu Á thắng lợi” của Bác (dưới bút danh Đ.X) trong đó phân tích nhận định của một tờ báo lớn ở phương Tây (tờ “Life”- Đời sống) rằng “Hầu khắp châu Á có những người nhằm theo một mục đích chung: Đấu tranh chống những người da trắng để lấy lại những vùng có dầu lửa và những đồng ruộng đầy lúa khoai của họ. Họ đấu tranh và họ thắng lợi”.

Theo  QĐND

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây