Trang chủ Luận bàn - Phản biện Cảnh giác với “giải thưởng nhân quyền” của các tổ chức phản...

Cảnh giác với “giải thưởng nhân quyền” của các tổ chức phản động

27
0

Những năm qua, một số giải thưởng “tự phong” như: “giải thưởng nhân quyền”, “tự do báo chí”… đã được các tổ chức, hội nhóm nhân danh dân chủ, nhân quyền lập ra và quảng bá rùm beng. Những cá nhân được trao thưởng cơ bản đều là những kẻ phạm tội và có nhiều hành động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Không khó để nhận ra mưu đồ của các tổ chức này khi sáng lập việc trao thưởng cho các cá nhân, đó là thông qua cái gọi là “giải thưởng nhân quyền” để tự đánh bóng tên tuổi của tổ chức, cổ súy cho các đối tượng chống đối, đối tượng có hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Thông qua việc “trao giải thưởng” này, tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” còn muốn lừa bịp những người nhẹ dạ cả tin, lôi kéo họ vào các hoạt động chống phá dưới các vỏ bọc khác nhau như “nhà báo tự do”, “nhà hoạt động nhân quyền”, “nhà hoạt động xã hội”.

Nhìn vào phía chủ thể đứng ra “trao giải”, có thể nhận thấy đó là các tổ chức, hội nhóm vốn thù địch, thiếu thiện chí với Việt Nam hoặc chính giới các nước còn nhiều quan điểm thiếu đúng đắn về Việt Nam như các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác

Thực tế cho thấy, các tổ chức, hội, nhóm “trao” cái gọi là “giải thưởng” luôn tìm cách lợi dụng vấn đề nhân quyền qua việc cố tình hiểu sai lệch, phiến diện, cố tình không tuân thủ những giá trị phổ quát về quyền con người đã được LHQ khẳng định. Nói cách khác, các tổ chức, hội, nhóm đó đã khoác cái áo gắn dòng chữ “dân chủ”, “nhân quyền” để thực hiện những mưu đồ đen tối, tạo cớ để can thiệp những công việc nội bộ của quốc gia, không đi theo ý muốn của thế lực đang đứng sau họ giật dây, đó là chưa kể đến động cơ mờ ám của hành vi “trao giải”. Các ‘giải thưởng nhân quyền” trên khiến dư luận lâu nay vẫn râm ran rằng việc “xướng tên” tạo cớ xin tiền tài trợ, quyên góp từ các nhóm chống Cộng ở nước ngoài hoặc một số cá nhân nhẹ dạ, cả tin, thiếu thông tin, bị lừa dối, lợi dụng, dẫn dắt đi theo.

Điểm mặt một số cá nhân được các tổ chức nêu trên “vinh danh” có thể thấy ngay được bản chất của các loại “giải thưởng” này:

Cảnh giác với

Lê Thị Công Nhân, người được nhiều “giải thưởng nhân quyền” nhất, chỉ được biết đến sau khi Tòa án kết tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Hầu như năm nào, nhân vật này cũng được các tổ chức chống phá chính quyền Việt Nam trao “giải thưởng”. Năm 2007 là “giải thưởng” của “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam”, năm 2009 là “giải thưởng quốc tế Clôc-pơ”, năm 2010 là “giải thưởng Xê-va-nớt”. Lý do “trao giải” không có gì khác ngoài việc xúi giục Lê Thị Công Nhân ngày càng kích động chống chính quyền. Đáp lại sự lăng xê của các tổ chức này, Lê Thị Công Nhân không ngại nói năng xằng bậy, cho rằng “cả dân tộc Việt Nam mê muội và cuồng tín”, kích động quần chúng phải “đứng lên lật đổ chế độ hiện hành”, ca tụng các hành động khủng bố điên cuồng của Lý Tống và gần đây là Phạm Thị Đoan Trang, đang được số chống đối ngông cuồng vận động vào đủ các thể loại “giải thưởng” trời ơi đất hỡi.

Việc trao đi, trao lại các “giải thưởng nhân quyền” cho 1 hoặc 2 đối tượng cho thấy sự bí bách của những kẻ chống đối, không thể tìm được gương mặt nào khác hoạt động chống phá như chúng. Bởi đơn giản tuyệt đại bộ phận người dân đều nhận thức được rõ đâu là tốt, đâu là xấu, đâu là vi phạm pháp luật để không dính vào chúng.

Đối với Phạm Thị Đoan Trang, kẻ được “vinh danh” nhận giải “nhân quyền” từng là một nhà báo nhưng sớm biến chất, hoạt động chống đối, thành lập hội, nhóm, trang web, tổ chức chống đối trong và ngoài nước như: Vì một Hà Nội xanh, Luật khoa tạp chí, Vietnam Magazine. Viết rất nhiều sách, tất cả đều là sách phản động, cổ vũ tư tưởng sùng bái tự do cá nhân, xuyên tạc tình hình Việt Nam, bôi nhọ lực lượng công an, quân đội, đòi thay đổi chế độ hiện tại ở Việt Nam như: “Cẩm nang nuôi tù”, “Báo cáo Đồng Tâm”, “Chính trị bình dân”. Trang còn chủ mưu thành lập “Nhà xuất bản Tự do” với danh nghĩa là để tán phát các đầu sách do đối tượng viết, nhưng thực chất là giải ngân kinh phí hàng chục nghìn đô la tài trợ từ nước ngoài.

Bản chất của Phạm Thị Đoan Trang là một thành phần chống phá Việt Nam, cô ta từng được tập huấn bởi tổ chức VOICES, là một thành viên trong nước của tổ chức này, một tổ chức ngoại vi của Việt Tân. Chính vì thái độ chống đối đến cùng, không hối cải, không nhận thức được sai lầm nên tháng 10/2020, Trang bị bắt và ngày 14/12/2021, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Phạm Thị Đoan Trang về tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam và lĩnh án 9 năm tù về tội chống phá Nhà nước.

Thực tế “giải thưởng nhân quyền” thường xuyên được các thế lực thù địch sử dụng trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” nhằm gây tổn hại và lấy cớ can thiệp vào nội bộ của các nước XHCN, trong đó có Việt Nam. Việc “vinh danh” trao “giải thưởng về nhân quyền” cho tù nhân đang thụ án tại Việt Nam chính là “màn kịch” vụng về trên “sân khấu chính trị” hải ngoại, ngày càng phơi bày bộ mặt chống phá cách mạng Việt Nam của những thế lực thù địch và những kẻ phản động lưu vong.

Đây là hoạt động trong âm mưu “Diễn biến hòa bình”, tạo đà cho các hành động can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam của các thế lực thù địch. Nếu chúng ta không tỉnh táo có thể mắc bẫy của các thế lực phản động này. Vì vậy mỗi người cần nhận diện rõ, đấu tranh với các biểu hiện và hành vi sai trái, lệch lạc, đi ngược lại tiến bộ xã hội, loại bỏ từ trong “trứng nước”, không để phát triển và lây lan sự xấu độc trong nhận thức của từng người.

ANH TUẤN

 Theo  Đấu trường dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây