Phan Châu Trinh là một nhân vật lịch sử tiêu biểu trong phong trào cách mạng Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX. Ông sinh ngày 9/9/1872, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam, hiệu là Tây Hồ, Hy Mã, tự là Tử Cán. Năm 1900, ông thi Hương đỗ Cử nhân, năm sau thi Hội đỗ Phó bảng, được bổ nhiệm làm Thừa biện Bộ Lễ trong triều đình Huế.
Năm 1905 Phan Châu Trinh, từ quan trở về quê, dốc lòng vào công việc cứu nước. Mặc dù rất đau xót trước cảnh thực dân Pháp đô hộ người Việt Nam, quan điểm của Phan Châu Trinh trước tiên chưa nên đặt nhiệm vụ khôi phục chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, mà nhiệm vụ cấp bách là phải nâng cao dân trí, mở trường dạy chữ Quốc ngữ cùng kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa; giải thoát khỏi tư tưởng chuyên chế phong kiến, thức tỉnh tinh thần tự lực, tự cường, nhân dân phát huy quyền lợi và nghĩa vụ của mình đồng thời phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội buôn, sản xuất hàng nội địa hóa,…
Sau khi bôn ba trong và ngoài nước để trao đổi và tìm hiểu, cuối cùng ông quyết định tiến hành cuộc cải cách duy tân cho quốc dân trong nước. Ngoài ra, ông còn lên án, chỉ trích về những chính sách nhằm đô hộ, đàn áp dân ta của chính phủ Pháp. Ông đề nghị chính phủ Đông Dương nên thay đổi, cải tổ mọi chính sách cai trị. Những hành động đó đã gây tiếng vang lớn trong nhân dân, công khai nói lên tâm trạng bất mãn của dân chúng và khẳng định quyết tâm cải biến hiện trạng của đất nước đồng thời cũng thúc đẩy phong trào yêu nước thời bấy giờ.
Để thực hiện chủ trương của mình, Phan Châu Trinh cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận để vận động cuộc Duy Tân. Phương thức hoạt động của phong trào là bất bạo động công khai hoạt động nhằm khai hoá dân tộc, giáo dục ý thức công dân tinh thần tự do, phát động phong trào học quốc ngữ mở mang công thương nghiệp, chấn hưng công nghệ, bỏ mê tín dị đoan, kêu gọi cắt tóc ngắn cắt ngắn móng tay.
Năm 1907 Phan Châu Trinh cùng Phan Bội Châu vận động thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội – Một trường học theo tư tưởng cải cách tiến bộ do Lương văn Can làm hiệu trưởng. 1908 ông bị thực dân Pháp bắt và đi đày ở Côn Đảo. Giữ năm 1910 ông được thả và về an trí ở Mỹ Tho. 04/1911 ông xuống tàu sang Pháp, tiếp tục đòi quyền dân sinh dân chủ, gióng lên tiếng nói tố cáo chế độ thuộc địa đánh động dư luận pháp tại đây ông lại bị Pháp bắt giam lần thứ 2, trong 10 tháng từ 09/1914 đến 07/1915. 16/07/1915 Phan Châu Trinh được tuyên bố trắng án trả tự do 26/06/1925 Phan Châu Trinh trở về Việt Nam. Những năm cuối đời Phan Châu Trinh tuy đau yếu vẫn cố gắng diễn thuyết trên hai đề tài đó là đạo đức và luân lý Đông Tây và quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa. Ông mất 24/03/1926 bất chấp sự ngăn cản của chính quyền thực dân phong kiến lễ truy điệu ông đã được tiến hành khắp cả nước, trở thành một phong trào chính trị cổ vũ tinh thần yêu nước của đồng bào nhất là thanh niên và học sinh.
Cuộc đời hoạt động cách mạng của ông Phan Châu Trinh với những cống hiến cho Đảng cho dân tộc ta là vô cùng to lớn. Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên cần lấy đó làm tấm gương để phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng nước Nhà, xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh; xây dựng đất nước ngày càng phát triển.
QUỐC TRƯỜNG
Nguồn: Đấu trường Dân chủ