Trang chủ Luận bàn - Phản biện Cảnh giác luận điệu xuyên tạc xáo rỗng của Việt Tân về...

Cảnh giác luận điệu xuyên tạc xáo rỗng của Việt Tân về nền giáo dục Việt Nam

33
0

Mấy ngày vừa qua, tổ chức khủng bố Việt Tân tiếp tục đăng tải bài viết với tựa đề “SUY NGẪM!” với mục đích cố tình bôi nhọ nền giáo dục của Việt Nam bằng những luận điệu phiến diện, không có tính xác thực.

Tháng 9/1945, trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nền dân chủ mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết những câu tâm tình: “Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”. Người cũng đã xác định nhiệm vụ cấp bách của đất nước là giải quyết nạn dốt, một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Do đó, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục. Thế nhưng, vẫn luôn có những thế lực chống phá vẫn luôn tìm cách xuyên tạc, bôi nhọ nền giáo dục Việt Nam.

Cảnh giác luận điệu xuyên tạc xáo rỗng của Việt Tân về nền giáo dục Việt Nam

Tổ chức khủng bố Việt Tân trong thời gian qua đã thường xuyên đăng tải các bài viết cố ý kích động, xuyên tạc, cổ xúy hành động bôi nhọ nền giáo dục Việt Nam. Chúng đã lợi dụng vào một số vụ việc hy hữu xảy ra trong ngành giáo dục với những thông tin một chiều, chưa được xác thực để dễ dàng đánh lừa dư luận, dẫn dắt dư luận theo chiều hướng tiêu cực với mục đích cuối cùng nhằm chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam. Với chiêu trò bới lông tìm vết, chúng chỉ lợi dụng khuyết điểm nhỏ để thổi phồng một số vấn đề tiêu cực còn tồn tại trong ngành Giáo dục, nhưng chúng không thấy được những thành tựu to lớn, những biện pháp thiết thực nhằm khắc phục khuyết điểm của ngành Giáo dục trong suốt 78 năm không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Chúng cũng thường đăng tải thông tin, số liệu không chính xác để so sánh với các quốc gia phát triển ở châu Á và phương Tây với xu hướng khuếch đại nền giáo dục bên ngoài để làm suy giảm niềm tin của quần chúng vào khả năng lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước.

Gần 8 thập kỷ dựng xây nền giáo dục dân chủ “hoàn toàn Việt Nam”, từng bước đổi thay vận mệnh và khẳng định vị thế Việt Nam với các cường quốc năm châu. Hiện nay, nền giáo dục Việt Nam tiếp tục có nhiều thành tựu nổi bật. Chất lượng giáo dục ở các cấp học từng bước được nâng cao. Năm học 2022 – 2023, tỷ lệ huy động trẻ mầm non đến trường tăng 4,6% so với năm học trước; tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường và huy động học sinh cấp tiểu học đúng độ tuổi đều duy trì ở mức cao 99,7%. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt mức cao 98,81%; có 63/63 tỉnh, thành phố duy trì và đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, đạt tỷ lệ 100%. Các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tiếp tục được xếp hạng cao và tăng thứ bậc trên các bảng xếp hạng uy tín quốc tế. Học sinh Việt Nam tiếp tục đạt nhiều thành tích cao trong các kỳ thi quốc tế. Theo bảng xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 (công bố năm 2022), Việt Nam xếp thứ 59 thế giới, tăng 5 bậc so với năm trước. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa thầy cô giáo và học trò cũng được thể hiện rất rõ qua truyền thống “tôn sư trọng đạo” được giữ gìn và phát huy qua các thời kỳ, đặc biệt được thể hiện qua ngày kỷ niệm nhà giáo Việt Nam 20/11 hàng năm. Qua đó có thể thấy rằng, Việt Tân chỉ đưa ra các luận điệu sáo rỗng, không có căn cứ, không hiểu được những giá trị, thành tựu của nền giáo dục Việt Nam.

Do đó, mỗi công dân chúng ta cần hết sức tỉnh táo trước những luận điệu xấu độc của tổ chức khủng bố Việt Tân. Tham khảo nhiều nguồn thông tin chính thống được xác thực bởi các cơ quan chức năng để có cái nhìn tổng quan, chính xác về sự việc, không để những luận điệu của Việt Tân dẫn dắt, lôi kéo mà giảm sút niềm tin vào Đảng.

MẠNH ĐỨC

– Số liệu tham khảo: Giáo dục Việt Nam đạt nhiều thành tựu quan trọng – Báo Đắk Nông (baomoi.com)

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây