Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội nước ta là hết sức nghiêm túc, công khai, minh bạch nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát của Quốc hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Qua đó, góp phần nâng cao uy tín, kết quả thực hiện chức trách nhiệm vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm, giúp người được lấy phiếu tín nhiệm nhìn nhận đúng phẩm chất, năng lực và uy tín của mình để tiếp tục phần đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực công tác. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, lợi dụng việc này các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc, bóp méo sự thật, làm sai lệch bản chất vấn đề.
Các tổ chức phản động này cố tình xuyên tạc cho rằng chỉ là hình thức, chiếu lệ; hay là “sự đấu đá nội bộ giữa các phe phái”; “tại sao có một số chức danh lại không tổ chức lấy phiếu tín nhiệm trong kỳ họp vừa qua”… Với quan điểm này không nằm ngoài mục đích nhằm chống phá chế độ XHCN ở nước ta, chúng không từ bất cứ âm mưu, thủ đoạn nào để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, gây mất lòng tin của nhân dân với Đảng và chính quyền. Do đó, cái gì chúng ta làm tốt thì chúng cho là xấu… thủ đoạn này của các thế lực thù địch không mới nhằm làm cho quần chúng nhân dân hoài nghi về vấn đề này.
Theo Nghị quyết số: 96/2023/QH15, ngày 23 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Trong đó Điều Điều 12 Ghi rõ:
1. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, bổ nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.
2. Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức; trường hợp không xin từ chức thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất; …
3. Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” trở lên thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, Hội đồng nhân tiến hành miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất; …
Theo Nghị quyết số: 96/2023/QH15, ngày 23 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Tại điều 2 ghi rõ đối tượng lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm. Theo đó, trong nhiệm kỳ Quốc hội Khoá XV Quốc hội nước ta đã phê chuẩn 50 chức danh, trong đó có 01 vị trí đã nghỉ hưu. Còn trong năm 2023 Quốc hội đã bầu mới và phê chuẩn 05 chức danh. Vì vậy, những đồng chí mới đảm nhiệm các chức danh đó Quốc hội chưa đầy một năm không lấy phiếu tín nhiệm cũng là hợp lý. Việc bỏ phiếu tín nhiệm chỉ với 44 cán bộ tại kỳ họp Quốc hội vừa qua cũng như quy trình bỏ phiếu tín nhiệm ở các cấp theo Nghị quyết 96 là quan điểm đúng đắn, sát thực và phù hợp với thực tế nhằm đánh giá đúng phẩm chất, năng lực của mỗi cán bộ. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước ta. Như thành ngữ Việt Nam ta có câu “cây ngay không sợ chết đứng”.
Do đó, với bản lĩnh và tầm cao, bề rộng, chiều sâu tư duy trí tuệ của Đảng ta, chúng ta tin tưởng rằng việc làm trên của Quốc hội chính là tự đổi mới, tự chỉnh đốn một cách nghiêm túc, khoa học và thực chất. Việc làm trên cũng biểu hiện quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước ta là vì nước, vì dân, nhằm đáp ứng với nguyện vọng của nhân dân. Đồng thời, khi đọc hoặc nghe những gì mà các thế lực thù địch truyền tải trên không gian mạng chúng ta cần hết sức tỉnh táo phân biệt đúng, sai!
MẠNH HẢI
Nguồn: Đấu trường Dân chủ