Trang chủ Luận bàn - Phản biện Phim “Đất rừng Phương Nam” 2023 – một bộ phim xuyên tạc...

Phim “Đất rừng Phương Nam” 2023 – một bộ phim xuyên tạc lịch sử?

87
0

Định không viết gì… Nhưng chợt đọc đâu đó câu nói này: “thời đại ngày nay đang đảo điên. Sự đảo điên đến từ hai lý do, thứ nhất – những kẻ dối trá rao giảng đạo đức mỗi ngày; thứ hai – những kẻ “thật thà” đều im lặng, ngậm miệng ăn tiền xem như chuyện thiên hạ “không phải chuyện của mình”….

Phim “Đất rừng Phương Nam” 2023 – một bộ phim xuyên tạc lịch sử?

Có lẽ vì thế, mà câu chuyện “lật sử” đang lên ngôi, có những kẻ lợi dụng danh nghĩa, chức quyền để thao túng, có những kẻ đổi trắng thay đen trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội… Rất nhiều… Và điện ảnh không ngoại lệ.

Đọc hàng loạt bài báo quảng bá cho bộ film, mình thấy một bài viết với tiêu đề: “Đất rừng phương Nam – bản anh hùng ca”; song, khi đọc vào bài, hơi bất ngờ thấy đoạn miêu tả về nhân vật Võ Tòng: “Giữa pháp trường, Võ Tòng “tả xung hữu đột”, cùng các bang phái Thiên Địa Hội, Nghĩa Hòa Đoàn nổi dậy chống giặc” như ở chốn không người.

Sự bất ngờ nữa bởi, mình đọc tác phẩm “Đất rừng phương Nam” hồi năm 1984, dù đã rất lâu rồi, nhưng vẫn nhớ câu chuyện trong đó. Tác phẩm của nhà văn Đoàn Giỏi, lấy bối cảnh Nam Bộ năm 1945 – trong thời kỳ thực dân Pháp quay lại tái chiếm, người dân Nam Bộ đồng lòng kháng chiến. Nhiều gia đình đang sống ở thành thị đã di tản về miền quê để tránh giặc thù, và tham gia theo Việt Minh kháng chiến và câu chuyện xoay quanh bối cảnh một vài nhân vật trong thời điểm lịch sử đó ở một miền quê thanh bình (hình 2). Như vậy, nó liên quan gì đến hai cái tổ chức: “Thiên Địa Hội” và “Nghĩa Hòa Đoàn” trước năm thành lập Đảng CSĐD không liên quan đến hội nhóm “Nghĩa Hòa Đoàn”thành lập những năm 1890 trong câu chuyện đang được PR rầm rộ trên báo chí?

Lần ngược lại lịch sử, nói trước về – là một phong trào được thành lập trong . Mục tiêu nhằm phản ứng lại sự xâm lấn lan rộng của nước ngoài vào các vấn đề quốc gia của Trung Quốc, các nhà dân tộc chủ nghĩa nước này đã tiến hành một cuộc khởi nghĩa tại Bắc Kinh. Tự gọi mình là Nghĩa Hòa Đoàn, nghĩa là “phong trào vì xã hội công bằng và hòa hợp”. Cuộc khởi nghĩa này bắt đầu cuối tháng 11/1899 và kết thúc vào tháng 9/1901. Khẩu hiệu hành động của tổ chức này là “phù Thanh diệt Dương”.

Sau khi phong trào này bị dập tắt, những phần tử thuộc phong trào này đã bỏ trốn, xuôi buồm ra biển, và cập bến vào các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Những người này khi đặt chân đến Việt Nam, họ chỉ là những người “gốc” Hoa, sinh sống trên nhiều vùng đất ở Nam Kỳ thời đó.
Khác với Nghĩa Hòa Đoàn, Thiên Địa Hội có “bề dày” lịch sử hơn rất nhiều.
Thiên Địa Hội hay còn gọi là Hồng Môn Hội (sau này còn gọi: Hội Tam Điểm – Hội Tam Hoàng) được thành lập vào khoảng những năm 1660s – thời kỳ Khang Hy vừa lên ngôi ở Trung Quốc. Tôn chỉ của Thiên Địa Hội là: “phản Thanh phục Minh”.

Trải qua hàng trăm năm tranh đấu, phong trào này bị triều đình nhà Thanh truy quét gắt gao, và do vậy, có nhiều thành phần của Hội đã bỏ chạy ra nước ngoài, và cập bến vào các quốc gia phương Nam – trong đó có Việt Nam.Lịch sử ghi nhận về các phong trào Hội kín ở Nam kỳ có chép về những thành viên cũng như những hoạt động của Thiên Địa Hội cụ thể:
– Giai đoạn nổi loạn: trong những năm 1880s, những nhóm Thiên Địa Hội người Hoa ở Nam Bộ đã có nhiều cuộc nổi loạn, chống lại chế độ thực dân Pháp và chính quyền phong kiến bù nhìn. Một phần là do họ phản ứng lại các chính sách thuế quan hà khắc, một phần là thời loạn lạc của xã hội Việt Nam cùng với lời kêu gọi Cần Vương.

– Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 1913 – 1916, việc thủ lĩnh của Thiên Địa Hội là Phan Xích Long bị thực dân Pháp bắt (sau bị kết án tử), thì các phong trào Thiên Địa Hội ở Nam Bộ đều “rút” vào hoạt động kín, tạo nên một giai đoạn mới của sự hình thành các “Hội Kín” ở miền Nam. Không có bất cứ một cuộc nổi loạn nào của các nhóm Thiên Địa Hội ở miền Nam sau năm 1916.

– Hội kín ở miền Nam là “tàn dư” của Thiên Địa Hội từ sau những năm 1920, về bản chất, chỉ là các nhóm xã hội đen, hoạt động ngầm – thông qua các hiệp hội lao phu. Sau Cách mạng Tháng Tám, hội kín này tiếp tục duy trì và hoạt động cho đến tận năm 1975. Về bản chất, vẫn là tổ chức xã hội đen không hơn, không kém.Quay lại lịch sử Việt Nam giai đoạn những năm 1930s ở Nam Bộ. Sau khi Đảng Cộng sản Đông dương được thành lập, các phong trào cách mạng kháng Pháp nổ ra khắp nơi. Phong trào cách mạng được ghi nhận gần như đầu tiên chính là Khởi nghĩa Nam Kỳ, vào tháng 11/1940 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại, nhưng lại mở ra một thời kỳ mới, trong cách thực hiện cách mạng. Đó chính là động lực để Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định cần phải có một tổ chức tập hợp được tất cả mọi tầng lớp nhân dân lại (không phải dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản – dù tổ chức này do Đảng Cộng sản lãnh đạo) để thực hiện cuộc khởi nghĩa đánh đuổi thực dân, ngày 19/5/1941, Việt Nam Độc lập Đồng minh hay còn gọi là Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội – gọi tắt là Việt Minh được thành lập.

Kể từ sau ngày này năm 1941, toàn bộ các cuộc khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam đều do Việt Minh tổ chức và lãnh đạo.Vậy, vị đạo diễn bộ phim Đất Rừng Phương Nam “đề cao” vai trò của Nghĩa Hòa Đoàn và Thiên Địa Hội trong bộ phim – khi mà bối cảnh và sự kiện xảy ra đến tận sau tháng 9/1945 có ý gì? Trong khi thực tế, giai đoạn này, trên danh nghĩa: Nghĩa Hòa Đoàn không còn tồn tại, Thiên Địa Hội hoạt động “ngầm” dưới cái mác “hội kín” – là nghiệp đoàn phu xe, chỉ loanh quanh khu vực Sài Gòn… (!?!?!).
Phải chăng, đạo diễn có chủ đích “loại bỏ” vai trò của Việt Minh trong “lịch sử” Việt Nam?!?!?

Mở rộng vấn đề, nhìn vào poster quảng bá cho bộ phim chúng ta có quyền tự đặt câu hỏi rằng: đây có phải là trang phục của đồng bào miền Nam giai đoạn 1945 hay không? Bỏ qua yếu tố điện ảnh, không lẽ, chỉ mới vài chục năm, mà người Nam Bộ đã “quên” bộ đồ Bà Ba đen “huyền thoại” của chính mình hay sao? Hay là đạo diễn hình ảnh chưa học lịch sử – nói trắng ra ngu dốt lịch sử, nên mới tạo hình bộ bà ba đen thành bộ áo vạt chéo của người Hoa?!?!?!
Hình 11 là đội quân Thiên Địa Hội chụp tại Quảng Đông năm 1885 – có lẽ, qua bức ảnh này, chúng ta đã có câu trả lời về trang phục đã được tạo hình của bộ phim Đất Rừng Phương Nam đến từ đâu rồi.

Nghĩ về một sự lạ kỳ, khi mình biết, vị đạo diễn bộ phim này là một nhân vật “bài Trung” rất nhiệt thành. Những năm tháng biểu tình chống Trung, không có cuộc biểu tình nào là anh ta vắng mặt. Vậy mà sao lại “chấp nhận” những hình ảnh “đặc sản đậm đặc” Trung Hoa trong bộ phim do chính mình đạo diễn? Hay còn lý do nào khác? Như là cái cách tung hô Thiên Địa Hội trong film đề cố tình loại bỏ vai trò của Việt Minh trong phong trào khởi nghĩa của dân tộc dó là điều khẳng định?!?!?

Thế mới thấy, anh có thể ghét một chế độ, anh có thể ghét những người “chèo lái” chế độ anh ghét… Nhưng anh không thể đi ngược lại lịch sử – vì đó là sự hèn hạ đốn mạt, khi cố tình bẻ cong lịch sử. Thật khó tìm được chính xác từ ngữ nào để mô tả về sự “tiêu chuẩn kép” của anh

Tiếc thay, khi một hình ảnh đường lưỡi bò ở đâu đó được phản đối, bị bắt dỡ bỏ vì sự tự tôn của dân tộc… Thì nay, một bộ phim về đề tài người dân Nam Bộ, lại được khoác lên mình trang phục của người “nước lạ” và tung hô phong trào “cách mạng” của họ… lại được công chiếu trên toàn quốc, các phương tiện truyền thông đang nỗ lực lan tỏa rầm rộ….

Thật nực cười… “Đất rừng phương Nam – bản anh hùng ca” của đồng bào Nam Bộ hay là bản anh hùng ca của Thiên Địa Hội?!?!?

Đat tat Hua.

Nguồn: Nghệ An thời báo

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây