Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, việc bày tỏ tự do ngôn luận càng được chú trọng bảo đảm hơn. Tuy nhiên, thông tin trên không gian mạng thật – giả, tốt – xấu khó lường, các thế lực thù địch, phản động luôn tìm mọi cách lợi dụng tự do ngôn luận để phát ngôn tùy tiện, vô lối nhằm lôi kéo, kích động gây bạo loạn lật đổ với những chiêu bài hết sức tinh vi, thâm độc.
Trước đó, ngày 08/9/2022 theo thông tin từ cơ quan công an Đắk Lắk, Đặng Đăng Phước bị khởi tố, bắt tạm giam với tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhắm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ngày 06/6/2023, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Đặng Đăng Phước (sinh năm 1963), trú tổ dân phố 7A, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, nguyên giáo viên dạy môn Âm nhạc tại Trường Cao đẳng sư phạm Đắk Lắk theo Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015. Kết thúc phiên tòa sơ thẩm, tòa tuyên phạt Đặng Đăng Phước 8 năm tù giam và 4 năm quản chế sau khi mãn hạn tù.
Ngày 25/9/2023 VOA đã đưa ra bình luận: “Nếu chính phủ Việt Nam quan tâm đến phúc lợi của người dân thì họ sẽ lắng nghe những nhà hoạt động có nguyên tắc như ông Đặng Đăng Phước chứ không bỏ tù ông”. Đây là một thủ đoạn quen thuộc được các đối tượng chống phá tiếp tục sử dụng đó là “tôn vinh” những đối tượng vi phạm pháp luật bị cơ quan chức năng xử lý theo đúng quy định của pháp luật bằng những cái tên mỹ miều như “nhà dân chủ”, “nhà phản biện”, “luật sư nhân quyền”, để rồi lớn tiếng cho rằng việc bắt giam Đặng Đăng Phước là “vi phạm dân chủ, nhân quyền”. Nhưng VOA đã hoàn toàn sai lầm vì theo cáo trạng từ năm 2012, Đặng Đăng Phước bắt đầu sử dụng mạng Internet để tham gia vào các hoạt động chống đối do một số đối tượng trong và ngoài nước phát động. Cụ thể, Phước đã đăng tải, chia sẻ hơn 200 bài viết có nội dung công kích lãnh đạo cấp cao và chính quyền, xuyên tạc tình hình chính trị, xã hội trong nước; công khai bôi nhọ, nói xấu lực lượng công an; lợi dụng các vấn đề đang được xã hội và cộng đồng mạng quan tâm để xuyên tạc tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước; thường xuyên tham gia các hội, nhóm, diễn đàn trên mạng xã hội để ủng hộ hoạt động của các nhóm chống đối như “No U”, “Phổ biến Hiến pháp”… Bên cạnh đó, Đặng Đăng Phước còn thường xuyên tìm cách lôi kéo những đối tượng bất mãn, chống đối trên địa bàn tỉnh tham gia các phiên tòa xét xử một số đối tượng vi phạm pháp luật rồi căng băng rôn, cản trở hoạt động của các cơ quan chức năng, kích động, gây phức tạp về an ninh trật tự; tụ tập hát những nhạc phẩm có nội dung kích động, phá hoại về tư tưởng, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân. Không những vậy những hành động của Phước đã vi phạm các quy định của ngành Giáo dục, trái với đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật. Các hành vi đó đã diễn ra trong một thời gian dài. Mặc dù đã được các cơ quan, lực lượng chức năng nhiều lần mời làm việc để tuyên truyền, vận động, giải thích, nhắc nhở nhưng Phước không chấp hành. Những hành vi đó của Phước, tòa án Đăk Lăk tuyên phạt 8 năm tù giam và 4 năm quản chế sau khi mãn hạn tù.
Ðiều này thể hiện rõ tính nghiêm minh của pháp luật, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với các hành vi vi phạm pháp luật, răn đe, trừng phạt thích đáng đối với những đối tượng có hành vi vi phạm. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam vẫn mang tính nhân văn, nhân đạo tạo cơ hội cho người mắc sai lầm, vi phạm có cơ hội cải tạo trở thành công dân có ích cho xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, một số người do thiếu thông tin, thiếu trách nhiệm với đất nước, với cộng đồng đã cố tình bất hợp tác, lợi dụng quyền tự do, dân chủ để làm tổn hại đến lợi ích của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác. Nguy hiểm hơn, một số đối tượng, phần tử cơ hội, phản động thường xuyên sử dụng chiêu bài tự do ngôn luận, dân chủ, nhân quyền để chống phá Ðảng, Nhà nước và chế độ ta.
VŨ HIẾU
Nguồn: Đấu trường Dân chủ