Hiện nay, với sự phổ biến của internet, mọi người có thể dễ dàng truy cập để tìm kiếm thông tin phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, đây cũng là nơi để các thế lực thù địch lợi dụng truyền bá các quan điểm sai trái nhằm mục đích chống phá Đảng và Nhà nước ta. Vì thế, mỗi người dùng internet cần trang bị cho mình những hiểu biết để nhận diện và đấu tranh với những quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch.
Trong thời đại công nghệ 4.0, số lượng người dùng internet không ngừng gia tăng. Đặc biệt, tại Việt Nam, hầu hết người dân đều tiếp cận và sử dụng internet từ việc cập nhật tin tức đời sống hằng ngày, tìm kiếm, nghiên cứu cho việc học tập đến nhu cầu giải trí. Không thể phủ nhận được, internet đã mang lại những lợi ích thiết thực cho cuộc sống. Con người dễ dàng kết nối với nhau chỉ thông qua màn hình máy tính hoặc điện thoại thông minh.
Ngoài ra, internet cũng là nơi chứa đựng những thông tin, kiến thức bổ ích giúp con người học tập và làm việc một cách thuận lợi. Nhất là với sự phổ biến nhân rộng của mạng xã hội, ngày càng có nhiều người tiếp cận được những thông tin nhanh chóng. Tuy nhiên, không gian mạng không phải lúc nào cũng chỉ tồn tại những thông tin bổ ích, chính thống mà xen vào đó là những thông tin tiêu cực, độc hại.
Đặc biệt, các thế lực thù địch luôn lợi dụng tính năng nhanh gọn, thuận tiện của internet để làm công cụ phát tán những quan điểm sai trái, bịa đặt để chống phá Đảng và Nhà nước ta. Các đối tượng đó tận dụng cả những trang mạng xã hội như Facebook, YouTube,… để lập ra các kênh, fanpage, hội nhóm để tuyên truyền những thông tin xuyên tạc, vu khống, những quan điểm thù địch nhằm vào những cá nhân, cơ quan Đảng và Nhà nước để xúi giục, kích động, lôi kéo những người dùng khác trên đó để đạt được mục đích, âm mưu chống phá Đảng và Nhà nước ta. Do đó, sự nhận diện và đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái thù địch trên không gian mạng là cần thiết để ngăn chặn, không cho các đối tượng chống phá có cơ hội để hành động.
Những thế lực thù địch, đối tượng, phần tử phản động thường thể hiện đa dạng quan điểm nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta. Điển hình là các dạng quan điểm:
Các thế lực thù địch sử dụng những hình ảnh, video đã được chỉnh sửa, cắt ghép và phát tán trên các nền tảng mạng xã hội để bổ trợ cho những thông tin bịa đặt về tình hình kinh tế, xã hội,… của đất nước hoặc thổi phồng các vấn đề tiêu cực nhằm tác động tâm lý đến người đọc, khiến cho người đọc có thể bị hoang mang nhằm lôi kéo, xúi giục người tham gia vào các hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước.
Những đối tượng phản động, chống phá giả danh những học giả, nhà nghiên cứu học thuật đưa ra những quan điểm “xét lại lịch sử” hoặc “sự thật lịch sử” nhằm truyền bá những thông tin bị bóp méo về các sự kiện, nhân vật trong lịch sử. Chúng không ngừng đăng tải những bài viết, video trên những website, các kênh, hội nhóm, fanpage trên trang mạng xã hội như YouTube hay Facebook với những chứng cứ bịa đặt, những luận điểm phiến diện, thiếu căn cứ để “đổi trắng thay đen” những sự kiện trong lịch sử, bôi nhọ, bêu xấu, thậm chí là xúc phạm những anh hùng dân tộc, nhân vật lịch sử được dẫn dắt qua những câu chuyện dưới vỏ bọc là thông tin, tìm hiểu, kiến thức về sự thật trong lịch sử nhằm thực hiện âm mưu kích động hận thù, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc…
Mỗi người dùng internet cần tự tạo cho mình một “kháng thể” trước những quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng đồng thời cần nâng cao tinh thần, trách nhiệm đấu tranh với những quan điểm đó để không gian mạng không trở thành một nơi lý tưởng cho những đối tượng chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Thứ nhất, người dùng internet cần trang bị, củng cố vững vàng kiến thức, hiểu biết về chính sách pháp luật, chủ trương, đường lối của Đảng để đối phó với những luận điệu, quan điểm sai trái trên không gian mạng. Những thế lực thù địch thường sử dụng những thủ đoạn tinh vi, gây thật giả lẫn lộn, làm nhiễu loạn thông tin khiến cho người đọc bị hoang mang, hiểu lầm để dễ dàng dẫn dắt, lôi kéo vào những hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước. Do đó, vốn kiến thức vững chắc, sâu rộng là một công cụ hữu hiệu không chỉ để bảo vệ người dùng trước những thông tin độc hại mà còn để đấu tranh, phản bác lại những quan điểm sai trái, thù địch, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội.
Thứ hai, người dùng internet cũng cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc đấu tranh chống lại các quan điểm thù địch, những luận điệu xuyên tạc, sai trái trên không gian mạng. Để những đối tượng phản động, thế lực thù địch không có cơ hội phát tán, lan truyền những thông tin sai sự thật nhằm mục đích chống phá Đảng và Nhà nước ta, mỗi người dùng internet cần tích cực hơn nữa trong việc đóng góp, tham gia vào các hoạt động đấu tranh phản bác lại những quan điểm của những đối tượng đó trên không gian mạng, góp phần ngăn chặn các thế lực thù địch thực hiện được mục đích.
Thứ ba, hiện nay các thế lực thù địch luôn thay đổi các phương thức gây nhiễu loạn thông tin trên internet. Đặc biệt, chúng lồng ghép những quan điểm sai trái, thù địch vào bên trong những bài viết giả dạng nghiên cứu, những thứ được gắn mác là “sự thật”. Vì thế, những người dùng internet cần cảnh giác cao độ trước mọi loại thông tin thu nhận được trên internet để không bị sa vào “bẫy” của những thế lực thù địch, đối tượng chống phá Đảng và Nhà nước.
Thứ tư, mỗi người dùng internet cần đóng vai trò phát huy trong việc đấu tranh phản bác với các quan điểm sai trái, thù địch bằng cách chia sẻ, khuyến khích, hướng dẫn những người dùng khác tránh xa những thông tin sai sự thật để những đối tượng chống phá không thể thực hiện được âm mưu./.
ĐỨC ANH
Nguồn: Đấu trường Dân chủ