Trang chủ Luận bàn - Phản biện Không được phép xuyên tạc giá trị của Cách mạng tháng Tám!

Không được phép xuyên tạc giá trị của Cách mạng tháng Tám!

66
0

Xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử là một trong những thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước và thành quả cách mạng của nhân dân ta của các thế lực thù địch. Đặc biệt chúng lợi dụng vào những dịp kỷ niệm các ngày lễ trọng đại của đất nước để đưa ra những lời lẽ, hình ảnh đã được nhào nặn để xuyên tạc sai sự thật các sự kiện lịch sử với mục đích là phủ nhận, bôi đen truyền thống của dân tộc.

Không được phép xuyên tạc giá trị của Cách mạng tháng Tám!

Trong những ngày tháng tám lịch sử, cả nước ta đang nô nức, hào hứng chào đón kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Thế nhưng đi ngược lại với niềm tự hào của toàn dân tộc, các thế lực thù địch, phản động lại tăng cường các hoạt động chống phá cách mạng nước ta. Một trong những luận điệu chống phá là chúng rêu rao rằng: “Cách mạng Tháng Tám là thứ quả ngọt trời cho” hoặc “Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là sự ăn may của lịch sử”.  Hay những bài viết được tung lên các trang mạng xã hội với giọng điệu rằng: “Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là sai lầm lịch sử”, “không có gì thay đổi chế độ xã hội ở Việt Nam, chẳng qua chỉ là thay từ chế độ “vua trị” sang chế độ “đảng trị”.

Là một công dân Việt Nam, tuy không giỏi về môn học lịch sử. Nhưng tôi cũng như bao người con yêu nước khác đều nhận thấy đây là những luận điệu sai trái, phản khoa học nằm trong âm mưu và chiến lược chống phá cách mạng của các thế lực thù địch, phản động, chúng luôn rêu rao, tuyên truyền nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận thành quả được đánh đổi bằng xương máu của nhân dân và những truyền thống của dân tộc.

Bằng những hiểu biết của mình tôi luôn nhận thức rõ thực tế lịch sử đã chứng minh, để Cách mạng Tháng Tám giành thắng lợi trong mùa thu lịch sử năm 1945 bằng trí thông minh, tinh thần cách mạng triệt để, nghệ thuật lãnh đạo và phương pháp cách mạng khoa học mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo Nhân dân ta. Bởi vì, dù điều kiện khách quan có thuận lợi đến đâu mà điều kiện chủ quan chưa chín muồi thì cách mạng cũng không thể thành công. Thực tế đã cho thấy cũng trong hoàn cảnh khách quan thuận lợi (thắng lợi của Đồng minh và thất bại của phát-xít Nhật), không chỉ có ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước Đông Nam Á. Nhưng các nước này không chớp được thời cơ hoặc kịp thời phát động tổng khởi nghĩa nhưng thành quả thu được không nhiều, chỉ có duy nhất Việt Nam, Đảng đã từng bước chuẩn bị lực lượng, sẵn sàng chờ thời cơ đến và kịp thời chớp thời cơ, lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa thắng lợi.

Đầu tiên là thời cơ hành động: Đa phần thời cơ để giành lấy chính quyền ở các cuộc khởi nghĩa, cách mạng hay nổi dậy không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới đều phải chờ đợi lúc chính quyền đã suy yếu và mất niềm tin trong nhân dân chứ không thể phát động lúc mà chính quyền còn dồi dào sức mạnh, tiền bạc được. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng nhân dân được chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng nổi dậy khởi nghĩa khi thời cơ đến. Thông qua các cao trào cách mạng 1930 – 1931, 1936 – 1939, 1939 – 1945, đặc biệt, là cao trào kháng Nhật, cứu nước, sau ngày 12-3-1945, kinh nghiệm lãnh đạo đấu tranh của Đảng và thực tiễn phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân trải qua 15 năm chính là sự chuẩn bị hết sức to lớn cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đây là một thời cơ quý và hiếm nếu bỏ qua thì không bao giờ có nữa”, đồng thời Người nhấn mạnh: “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập dân tộc”.

Đảng đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, sẵn sàng lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền. Ngay từ năm 1930 tại Hội nghị thành lập Đảng, Chánh cương vắn tắt của Đảng xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”. Đường lối chiến lược và sách lược của Đảng đúng đắn ngay từ đầu và không ngừng được bổ sung, phát triển cho phù hợp với từng giai đoạn cách mạng.

Nhưng nếu chỉ có như thế thôi thì chưa đủ, mà lực lượng nổi dậy cần phải đủ giỏi và chuẩn bị đầy đủ để nắm lấy thời cơ đó. Đảng đã tích cực chuẩn bị về lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng để chuẩn bị mọi điều kiện tiến tới tổng khởi nghĩa. Đảng ta đã lãnh đạo từng bước xây dựng các đội du kích, tiền thân của lực lượng vũ trang như đội du kích Bắc Sơn, Ba Tơ, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Bên cạnh đó, Đảng ta cũng luôn tích cực chuẩn bị căn cứ cách mạng, khu giải phóng Việt Bắc đã được thành lập gồm các tỉnh: Cao – Bắc – Lạng – Hà – Tuyên – Thái đóng vai trò là căn cứ địa quan trọng của tổng khởi nghĩa.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng đó, khởi nghĩa đã giành thắng lợi trong 15 ngày từ 14/8-28/8/1945, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân. Cuộc cách mạng ở Việt Nam năm 1945 là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, không chỉ có vậy, đó còn là một cuộc cách mạng chính trị chống lại nền quân chủ thối nát, và là một cuộc cách mạng xã hội chống lại chủ đất và thực dân”. Cách mạng Tháng Tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới, đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ làm chủ cuộc đời mới, kỷ nguyên nhân dân được tự do, đất nước được độc lập. Sức lan tỏa của Cách mạng Tháng Tám đã thức tỉnh các dân tộc trên thế giới, các nước Phi, Mỹ La tinh, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc để giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột.

Rõ ràng, Cách mạng Tháng Tám nổ ra và giành thắng lợi do Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt lựa chọn con đường giải phóng dân tộc đúng đắn. Chúng ta có sự chuẩn bị kĩ càng, phát huy được sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và quan trọng là dự đoán thời cơ chính xác, chớp thời cơ kịp thời để phát động tổng khởi nghĩa thành công. Nếu điều kiện chín muồi đã đến mà không nắm lấy thời cơ, chần chừ, chờ đợi địch đầu hàng, trao quyền độc lập thì cơ hội ngàn vàng đó sẽ không bao giờ đến. Chính vì vậy, đó không phải là “sự ăn may” như những gì các thế lực thù địch phản động bịa đặt, xuyên tạc.

Những luận điệu cố tình phủ nhận, xuyên tạc lịch sử là hành động phản khoa học, với mưu đồ xấu. Về đạo lý, đó là hành động vô ơn đối với các thế hệ đã làm nên lịch sử. Về chính trị, là thể hiện lập trường phản động, đối lập với sự nghiệp cách mạng của dân tộc và nhân dân ta. Xuyên tạc, phủ nhận lịch sử, thực chất là trò hề lặp lại của những kẻ cơ hội chính trị, với hy vọng hão huyền rằng: nói nhiều sẽ quen tai, rồi chuyển sai thành đúng. Nhưng, lịch sử chỉ có một, sự thật cũng chỉ có một, các sự kiện lịch sử trọng đại không thể vì những lời lẽ xuyên tạc, phủ nhận của một số cá nhân mà mất đi giá trị đích thực của nó.

THÌNH. CÔNG

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây