Trang chủ Luận bàn - Phản biện Nhức nhối nội dung xấu, độc hại trên TikTok

Nhức nhối nội dung xấu, độc hại trên TikTok

67
0

Ngày 16/8, một đoạn clip tiktok với nội dung vô cùng nhạy cảm được cho là xuyên tạc hình ảnh Bác Hồ bỗng được lên xu hướng thu hút lượt xem vô cùng cao, khiến rất nhiều người dùng tỏ ra bức xúc. 

Nhức nhối nội dung xấu, độc hại trên TikTok

Một điều khiến toàn bộ người dùng MXH và người dùng tiktok vô cùng khó hiểu là tại sao một đoạn clip có nội dung vô cùng độc hại lại được đề xuất lên xu hướng cho hàng triệu người dùng. Liệu sau bao lần hứa hẹn sẽ kiểm duyệt gắt gao của tiktok với cơ quan chức năng chỉ là lời nói xuông?

Thực chất, tiktok nổi lên trong 02 đến 03 năm trở lại đây và trở thành một trong những nền tảng mạng xã hội được nhiều người dùng nhất tại Việt Nam. Chỉ trong thời gian ngắn hiện nay ước tính lượng người dùng trên Tiktok lên đến 50 triệu tại Việt Nam.

Không phủ nhận việc nền tảng này mang lại lợi ích giải trí nhanh mà còn là một kênh truyền thông, kinh doanh nhanh cho hầu hết các lĩnh vực. Thì đa phần các nội dung từ nền tảng này không được kiểm soát, trở nên mất chất lượng và vi phạm nhiều quy tắc cộng đồng.

Từ năm 2022 đến nay trên Tiktok đã có nhiều nội dung vi phạm như xuyên tạc về chính trị, chống phá Đảng và Nhà nước, nhiều thông tin độc hại gây nguy hiểm cho trẻ em, sử dụng thuật toán phân phối nội dung tự động để tạo xu hướng nhằm phát tán nội dung giật gân, câu view, bất chấp đó là nội dung độc hại, phản cảm, gây ảnh hưởng xấu tới giới trẻ và cộng đồng người dùng.

06 vi phạm của Tiktok tại Việt Nam

(1) Tiktok không có biện pháp kiểm soát hiệu quả để ngăn chặn hoạt động kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái, các loại thuốc kích dục, các thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, thậm chí lừa đảo…

Nhức nhối nội dung xấu, độc hại trên TikTokTài khoản xuất hiện đoạn clip xuyên tạc khiến MXH bức xúc

(2) Tiktok không quản lý hoạt động của người dùng nên để nhiều người dùng có xu hướng sản xuất những nội dung nhảm nhí, thiếu văn hoá nhắm vào sự hiếu kỳ của người xem, thậm chí tạo xu hướng để thu lời từ những nội dung này.

Cụ thể, cho phép thách đấu trực tuyến, người dùng nổi tiếng có thể được người xem tặng quà; càng sốc, hở, phản cảm càng được tặng nhiều quà và có khả năng quy đổi ra tiền. Điều đáng nói là Tiktok sẽ nhận được 70% từ số tiền thu được.

(3) Nền tảng này cũng không có biện pháp quản lý để người dùng tự ý sử dụng hình ảnh riêng tư của người khác đăng lên Tiktok tung tin giả, bôi nhọ người khác hoặc nhằm mục đích xấu…

(4) Gần đây, nền tảng này có nội dung xuyên tạc về lịch sử Việt Nam, thậm chí đưa ra những thông tin lệch lạc, lệch chuẩn đối với việc chọn nghề, chọn ngành, hướng nghiệp của học sinh, thông tin sai lệch về đọc sách (chỉ nhà nghèo mới đọc sách) hay trào lưu về nhạc chế nhảm nhí…

(5) Không có biện pháp kiểm soát hiệu quả để ngăn chặn hoạt động kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái….

(6) Không có biện pháp kiểm soát hiệu quả các nội dung vi phạm bản quyền, đặc biệt là các nội dung trích từ phim.

Hệ lụy lớn nhất từ sự quản lý lỏng lẻo của TikTok là khiến nền tảng tràn lan tin giả, tin sai sự thật. Các trào lưu được nền tảng này khuyến khích đánh vào thị hiếu, tác động và ảnh hưởng tới người dùng nói chung.

Rõ ràng, những sai phạm của TikTok để lại hệ lụy nghiêm trọng như tạo môi trường thuận lợi cho tin giả phát tán, gây thiệt hại về kinh tế và bất ổn cho xã hội. Khuyến khích giới trẻ bắt chước, học theo những trào lưu xấu, phản cảm, làm lệch lạc nhận thức, lối sống của giới trẻ, làm băng hoại giá trị văn hóa của dân tộc. Khuyến khích, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bất hợp pháp. Nội dung vi phạm bản quyền tràn lan.

Trên Wired, Johannes Eichstaedt – chuyên gia về AI tại Viện Stanford cho rằng, sở dĩ tình trạng nội dung bẩn trên TikTok không được xử lý triệt để là vì: “Động lực thực sự của TikTok không phải giải trí mà là lợi nhuận. Thuật toán AI của nền tảng đang cố giữ chân người dùng bằng nội dung được cho là hấp dẫn, bất chấp nó nguy hiểm hoặc phản cảm ra sao”.

Còn theo Catherine Wang – chuyên gia AI tại Google, các lỗ hổng trong hệ thống đánh giá khiến nội dung độc hại dễ dàng vượt qua vòng sàng lọc, trong khi việc duyệt thủ công từng video là không thể với lượng người dùng khổng lồ của TikTok. Sau khi lọt qua vòng kiểm duyệt, video bắt đầu được TikTok phân bổ khắp thế giới bằng thuật toán. Đây cũng là đáp án cho câu hỏi vì sao những nội dung bẩn trên TikTok lại có tốc độ lan truyền chóng mặt như vậy. Sau nhiều phân tích, Wang khẳng định, thuật toán TikTok khuyến khích nhà sáng tạo nội dung tiếp tục làm thêm những video tương tự. Nhiều chủ tài khoản cho biết nội dung của họ được “ưu ái” hơn sau nhiều tuần đăng video đều đặn.

Hiện nay, rất nhiều nước trên thế giới đã cấm người dân và người làm việc trong các cơ quan chính phủ không được phép cài ứng dụng TikTok trên điện thoại làm việc của họ. Nếu những tình trạng tương tự còn xảy ra, việc cấm tiktok tại Việt Nam là một điều cần được lưu tâm và xử lý mạnh tay.

Bích Vân

Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây