Ngày 02/8/2023, trên trang Facebook Việt Tân tán phát bài “Việt Nam nằm trong số Quốc gia đàn áp báo chí nhất Châu Á”. Việt Tân đã dùng lời lẽ cố tình vu khống, xuyên tạc tình hình tự do báo chí ở Việt Nam, cho rằng Việt Nam đàn áp báo chí. Đây là những luận điệu cố tình xuyên tạc, bịa đặt, vu khống; bóp méo sự thật.
Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, mọi hoạt động của xã hội được quản lý và điều chỉnh theo hiến pháp, luật pháp. Ở Việt Nam, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, nếu vi phạm pháp luật đều bị xử phạt theo quy định; pháp luật phải được thượng tôn, không ai đứng ngoài pháp luật, đứng trên pháp luật. Như vậy, trên thực tế, ở Việt Nam không có phóng viên hay nhà báo nào bị bỏ tù mà chỉ có người vi phạm pháp luật bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Thực tiễn hiện nay, một số kẻ đã lợi dụng tự do dân chủ để đăng tải những nội dung xuyên tạc đường lối, chủ trương của đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; một số phần tử lợi dụng “mác phóng viên” để kích động xuyên tạc, tán phát những thông tin sai lệch, một số “bày tỏ chính kiến” trên mạng xã hội hoặc trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài rằng: “Việt Nam đã đàn áp nhà báo”, “Ở Việt Nam không có tự do báo chí”, v.v. Cùng với đó, một số tổ chức và báo chí của nước ngoài do không hiểu, hoặc cố tình không hiểu tình hình thực tế của Việt Nam đã thêu dệt và đưa những thông tin không đúng sự thật về báo chí Việt Nam. Điển hình là Tổ chức Việt Tân đã đưa ra luận điệu xuyên tạc, bịa đặt và cáo buộc rằng “Việt Nam là Quốc gia đàn áp báo chí nhất Châu Á”
Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, trong đó có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của mọi công dân. Và cũng như các quốc gia khác, nhằm giữ gìn kỷ cương, bảo đảm sự ổn định để phát triển, Nhà nước Việt Nam không cho phép lợi dụng những quyền này để tuyên truyền, kích động lật đổ chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Điều 25, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành (năm 2013) khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Luật Báo chí năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 và Luật An ninh mạng năm 2018 đều có những quy định cụ thể về tự do ngôn luận, tự do báo chí. Các đạo luật này còn có những quy định cụ thể về hành vi đăng tải, phát tán thông tin sai lệch, xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân,… đều bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Như vậy, về mặt pháp luật, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã ban hành khung pháp lý về quyền tự do ngôn luận đầy đủ, đồng bộ, tương thích với luật pháp quốc tế về quyền con người.
Tự do báo chí là quyền cơ bản của mọi cá nhân ở bất kỳ quốc gia nào không chỉ ở Việt Nam. Tuy nhiện ở Việt Nam tự do báo chí phải trên cơ sở chủ trương đường lối chủ trương chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước, lấy mục tiêu phát triển đất nước là tôn chỉ hoạt động. Ðảng và Nhà nước Việt Nam luôn lắng nghe, tôn trọng ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân đối với việc xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật, thông qua các hình thức phản biện xã hội, qua hệ thống báo chí, truyền thông. Đảng ta luôn đánh giá cao sự đóng gióp to lớn của báo chí nước nhà trong việc đưa tin, tuyên truyền. Báo chí nêu cao tính giám sát, phản biện, chống những phần tử tham vọng quyền lực, cơ hội, tham nhũng, tìm cách “chạy chức, chạy quyền” để vào danh sách đề cử, ứng cử dịp đại hội; những luận điệu sai trái, chống phá của kẻ địch.
Việt Nam là một đất nước có tự do, độc lập, con đường phát triển của dân tộc Việt Nam do chính người dân Việt Nam lựa chọn. Thiết nghĩ, những ai đó đã và đang lợi dụng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, dân chủ, nhân quyền để hô hào, cổ súy cho những hành động chống phá chế độ, đi ngược lại lợi ích của dân tộc Việt Nam, gây mất ổn định, chia rẽ mối quan hệ đoàn kết, thống nhất ở Việt Nam thì đều bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
ĐỨC. HÙNG
Nguồn: Đấu trường Dân chủ