Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 là ngày tri ân, tưởng nhớ công lao của các anh hùng, liệt sỹ, cũng là ngày để người dân Việt Nam thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây. Đối với người Việt, ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 đóng một vai trò và ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, cũng có những kẻ cố tình xuyên tạc về sự kiện này.
Trên Trang Tiếng Dân News/Gió Bấc/RFA có đăng bài viết “Mặt thật sau tấm khiên ngày Thương Binh Liệt Sĩ” trong bài viết có đề cập những dòng phản cảm: “Việt Nam trải qua nhiều cuộc chiến tranh, quá nhiều người Việt đã hy sinh vì đất nước. Đất nước có ngày tưởng niệm chiến sĩ trận vong, ghi ơn tấm gương anh hùng vì nước quên thân là cần thiết. Nhưng đó là ngày nào? Thiết lập trên cơ sở nào? Tất cả phải chính danh, phải phù hợp lịch sử và lợi ích quốc gia. Việc đảng nhà nước cộng sản áp đặt ngày 27-7 làm ngày thương binh liệt sĩ là đánh tráo lịch sử, cưỡng ép, đánh tráo ngôn từ và khoét sâu hơn vết thương nồi da xáo thịt mà chính họ đã gây ra”. Khẳng định rằng những luận điệu mà trang tiếng dân đưa ra là hoàn toàn sai trái, bịa đặt, phủ nhận và bẻ lái dư luận theo hướng gây mất niềm tin với Đảng Cộng Sản Việt Nam. Với bản chất chuyên xuyên tạc và bịa đặt nhằm đạt ý đồ xấu của mình Trang Tiếng Dân News/Gió Bấc/RFA đã xúc phạm đến anh linh các anh hùng liệt sỹ quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, cho nền độc lập tự do của Đất nước. Những kẻ vô ơn, bạc nghĩa phủ nhận những cống hiến, hy sinh to lớn của các anh hùng, liệt sĩ, người có công; cố tình “bẻ lái”, bịa đặt, xuyên tạc sự hy sinh, cống hiến của anh hùng, liệt sĩ, thương bệnh binh. Một số luận điệu ngụy biện thể hiện sự thâm độc đánh đồng sự hy sinh, cống hiến của các anh hùng liệt sĩ, người có công, chiến sĩ lực lượng vũ trang cách mạng cũng giống như những binh lính là tay sai của thực dân, đế quốc, đòi vinh danh chế độ Việt Nam cộng hòa. Vậy có thực sự đúng như Trang Tiếng Dân News/Gió Bấc/RFA đề cập đến sự áp đặt ngày 27.7?
Thứ nhất, về mặt lịch sử. Ngày 16-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức ký Sắc lệnh số 20/SL, quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh, liệt sỹ đối với cuộc kháng chiến và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đến thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ. Từ tháng 7 năm 1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi “Ngày Thương binh toàn quốc” thành “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” để ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, theo Chỉ thị 223/CT-TW ngày 8-7-1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27 tháng 7 hằng năm chính thức trở thành Ngày Thương binh, Liệt sỹ của cả nước. (Theo bài” Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27-7) và những giá trị lịch sử nối tiếp của Dân tộc Việt Nam” đăng ngày 27/7/2023 trên trang cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang). Đây là ngày toàn dân cùng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27/7 hàng năm là ngày Thương binh toàn quốc, là dịp để người dân tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh.
Thứ hai, về mặt ý nghĩa. Ý nghĩa chính trị: Ngày 27/7 là ngày thể hiện truyền thống “hiếu nghĩa bác ái”, lòng quý trọng và biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những chiến sỹ đã hy sinh vì nền độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Ngày 27/7 là ngày phát huy tinh thần yêu nước, củng cố và bồi đắp niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; qua đó, nhằm phát huy tinh thần yêu nước và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn; công tác Thương binh Liệt sĩ và chính sách đối với những người có công với cách mạng chính là thể hiện tính ưu việt và bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng cũng như sự quản lý của nhà nước, tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, chống lại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, bôi nhọ, phủ nhận quá khứ hào hùng của dân tộc. Ý nghĩa nhân văn: Tăng cường ý thức, trách nhiệm, lòng biết ơn, khơi dậy niềm tự hào dân tộc; phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, đền ơn đáp nghĩa, truyền thống nhân văn sâu sắc của dân tộc, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm cơ sở cho giữ vững ổn định chính trị – xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.
Lịch sử cho ta thấy khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn bị uy hiếp, bị xâm chiếm thì lựa chọn hy sinh để đất nước được trường tồn là một lựa chọn vinh quang và cao cả. Để đất nước được thống nhất như ngày hôm nay, mỗi một anh linh liệt sỹ nằm xuống, mỗi một phần cơ thể mất đi là một ánh hào quang soi sáng cho con đường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đó là những dòng chữ khắc sâu vào lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc. Sự hi sinh quên mình vì nền độc lập, tự do của dân tộc, vì sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân của các Anh hùng liệt sĩ, những thương bệnh binh, người có công với cách mạng sẽ mãi là những tượng đài lịch sử bất tử sống mãi trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam. Những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả cách mạng nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước như Trang Tiếng Dân News/Gió Bấc/RFA chỉ càng bộc lộ rõ bản chất vô ơn, bạc tình, bạc nghĩa, mưu đồ xấu xa, đi ngược lại với lợi ích chung của dân tộc, mỗi chúng ta cần nêu cao tinh thần cảnh giác và kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn.
VD-BT
Nguồn: Đấu trường Dân chủ