Trang chủ Đối tượng Hành động bị ổi của cái gọi là “Nhóm công tác về...

Hành động bị ổi của cái gọi là “Nhóm công tác về bắt giữ tùy tiện”

79
0

Hôm nay Đài Á Châu Tự Do (RFA) có bài nói rằng LHQ cáo buộc chính quyền bắt giữ ông Đặng Đình Bách tuỳ tiện, kêu gọi được thăm Việt Nam. Trong đó viết rằng, “Nhóm Công tác về bắt giữ tuỳ tiện (WGAD), một cơ chế nhân quyền của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc, cho rằng nhà hoạt động môi trường Đặng Đình Bách bị bắt giữ một cách tùy tiện và xét xử một cách không công bằng. Cơ quan này cũng kêu gọi Nhà nước Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông, bồi thường cho một cách thoả đáng và cho phép Nhóm làm việc được phép thăm Việt Nam kể từ lần sau cùng là 29 năm trước (1994).”

Hành động bị ổi của cái gọi là

Thật nực cười khi một tổ chức ất ơ như WGAD lại thay quan tòa để phán rằng Việt Nam bắt giữ người tùy tiện và lại còn đòi đến thăm Việt Nam.

Nói thẳng, hành vi trốn thuế là vi phạm pháp luật của Việt Nam. Đã vi phạm pháp luật thì phải chịu chế tài tương xứng. Đừng hòng “đổi trắng thay đen”, đánh lận bản chất vụ việc, tẩy trắng cho hành vi phạm tội của Đặng Đình Bách.

Có câu “Quốc có quốc pháp, gia có gia quy”. Việt Nam là một quốc gia độc lạp có chủ quyền, có hệ thống luật pháp phù hợp với hệ thống pháp luật quốc tế. Theo đó, không một cá nhân nào được đứng trên hay đứng ngoài pháp luật. Bất kể công dân nào, nếu đã vi phạm pháp luật thì đều bị xử lý. Đặng Đình Bách phạm tội trốn thuế và bị tóa án xử 5 năm tù giam là đúng quy định của pháp luật.

Việc WGAD lấy danh nghĩa LHQ để phán xét việc bắt giữ và can thiệp đòi thả tự dọ cho Đặng Đình Bách là vi phạm nguyên tắc “Không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác” đã được quy định trong Hiến chương LHQ.

Tại khoản 7 điều 2, Hiến chương LHQ ghi rõ: “Tổ chức Liên hợp quốc không có quyền can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kì quốc gia nào”. Nghĩa vụ không can thiệp vào công việc của quốc gia khác cũng đồng thời nghĩa vụ này cũng được đặt ra cho tất cả các thành viên của cộng đồng quốc tế.

Nghị quyết về nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ” này đã được thông qua năm 1965 với việc “tuyên bố cấm can thiệp vào công việc nội bộ, bảo vệ độc lập và chủ quyền của các quốc gia”. Nguyên tắc này còn được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý quốc tế quan trọng khác như: Tuyên bố của liên hợp quốc về trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa năm 1960, Tuyến bố cuối cùng của hội nghị các nước Á Phi năm 1955 tại Băng-đung, Định ước Henxinki năm 1975, Hiệp ước Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam, Hiệp định Pari năm 1973 về lập lại hòa bình tại Việt nam…

Dẫn chứng như thế để thấy WGAD đang can thiệp thô bạo vào công việc của nhà nước Việt Nam.

Cần nói thêm do có các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia của Việt Nam mà WGAD đã bị cấm bén mảng đến Việt Nam. Cho đến giờ phút này, không một người Việt Nam nào hoan nghênh WGAD tới đất nước của mình.

Đặng Đình Bách sinh năm 1978, trú tại B6-04 Hateco, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Bách là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách phát triển bền vững (LPSD). Hiện Đặng Đình Bách đang thụ án 5 năm tù giam về tội trốn thuế.

Theo cáo trạng cũng như diễn biến phiên tòa, Trung tâm LPSD là tổ chức khoa học công nghệ do Đặng Đình Bách làm giám đốc từ năm 2013. LPSD có trụ sở tại Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội hoạt động trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học và triển khai các đề tài, đề án, dự án thuộc lĩnh vực pháp luật và chính sách phát triển bền vững, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ về pháp luật và chính sách phát triển bền vững…

Hành động bị ổi của cái gọi là

Đặng Đình Bách thuê Hoàng Thị Thu Trang (SN 1986) làm kế toán từ 2013 đến 2020 thì Trang nghỉ việc. Trong khi đó các nhân viên làm việc tại Trung tâm có tính chất thời vụ.

Quá trình hoạt động, Đặng Đình Bách liên hệ với các tổ chức nước ngoài, đàm phán nhận các khoản tiền tài trợ để triển khai các chương trình, dự án. Tuy nhiên, khi nhận tài trợ, Trung tâm LPSD không làm thủ tục xin phê duyệt, không được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Trung tâm sử dụng 5 tài khoản tại 3 ngân hàng. Từ năm 2016 – 2020, Trung tâm đã nhận số tiền hơn 10 tỷ đồng từ các tổ chức trong nước và nước ngoài thanh toán hợp đồng dịch vụ, tài trợ cho Trung tâm. Cơ quan tố tụng xác định, Đặng Đình Bách có hành vi trốn thuế hơn 1,38 tỷ đồng.

Tại phiên phúc thẩm, Đặng Đình Bách tiếp tục quanh co chối tội, phủ nhận việc trốn thuế. Bị cáo Bách đổ lỗi cho cấp dưới là Hoàng Thị Thu Trang, cho rằng Trang tự ý thực hiện các hành vi trên.

Trên cơ sở xét hỏi công khai tại phiên phúc thẩm, căn cứ lời khai, tài liệu, chứng cứ, Tòa phúc thẩm nhận định, đủ cơ sở để kết luận hành vi phạm tội của bị cáo Đặng Đình Bách. Bị cáo Bách là Giám đốc Trung tâm, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Trung tâm. Bách biết các khoản tiền mà Trung tâm LPDS nhận được cũng như số liệu báo cáo cơ quan thuế nên biết rõ về số tiền để ngoài sổ sách, không nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.

HĐXX phúc thẩm kết luận, việc Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên bị cáo phạm tội trốn thuế là đúng người, đúng tội, không oan, hành vi của bị cáo đã xâm phạm quy định nhà nước trong lĩnh vực thuế… Bên cạnh đó, bị cáo phạm tội trong thời gian dài, nhiều lần, quá trình tố tụng không thành khẩn khai báo. Tòa sơ thẩm đã xem xét đầy đủ tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, tuyên 5 năm tù đối với bị cáo Bách là phù hợp, tương xứng với hành vi phạm tội. Do không đưa ra được tình tiết mới, lại không thành khẩn khai báo, ăn năn hối lỗi, Tòa phúc thẩm đã tuyên phạt y án sơ thẩm 5 năm tù đối với bị cáo Đặng Đình Bách về tội “Trốn thuế”. Về dân sự, Tòa tuyên bị cáo có trách nhiệm nộp hơn 1,38 tỷ đồng tiền trốn thuế.

Ong Bắp Cày

Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây