Trang chủ Đối tượng Việt Tân lại dùng chiêu trò xuyên tạc cuộc di cư 1954...

Việt Tân lại dùng chiêu trò xuyên tạc cuộc di cư 1954 và 1975

130
0

Những ngày qua, trên trang của rất nhiều tổ chức phản động có đăng hình ảnh ngày 30/4/1975 với những luận điệu rất xảo trá, những thái độ rất thiếu tôn trọng Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Đáng nói hơn, chúng xuyên tạc một cách trắng trợn về cuộc di cư 1954 và 1975. Vậy sự thật vấn đề này như thế nào?

Việt Tân lại dùng chiêu trò xuyên tạc cuộc di cư 1954 và 1975

Gần đây nhất trên trang của Việt Tân, chúng cho rằng những cuộc di cư 1954 và 1975 là do chế độ Cộng sản gây nên. Đây thực sự là những luận điệu không thể chấp nhận được của những kẻ phản quốc. Chúng cố tình bẻ lái xuyên tạc sự thật về những cuộc di cư này và đổ lỗi cho Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tôi cũng như bao người khác sinh sau những giai đoạn ấy không được tận mắt chứng kiến cảnh này, nhưng với luận điệu của Việt Tân cũng thật khó chấp nhận.

Nói về những cuộc di cư này có rất nhiều tài liệu đề cập và ghi rõ. Trong thời đại công nghệ hiện nay, cho dù bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng tra soát trên các trang thông tin điện tử. Ngay như trang “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia” đã có những ghi chép rất đầy đủ về hai sự kiện này. Có thể trích để mọi người cùng tham khảo: “Khoảng một triệu người dân miền Bắc (khoảng 800 ngàn trong đó là người Công giáo) di cư đến miền Nam Việt Nam trong những năm 1954–1955 theo những chuyến tàu do Pháp và Mỹ tổ chức”

Nguyên nhân của sự kiện này cũng được viết rất rõ:Tướng Edward Lansdale, chỉ huy chiến dịch tâm lý chiến của Mỹ ở Việt Nam Áp phích tuyên truyền người miền Bắc di cư vào Nam được sử dụng trong Chiến dịch Passage to Freedom do Hoa Kỳ tổ chức

Nhiều người cho rằng những người Công giáo Việt Nam đã bị chính quyền Pháp, Mỹ và thân Mỹ cưỡng bức hay “dụ dỗ di cư” . Theo các tài liệu của Mỹ, trong thời gian này Edward Lansdale, chuyên gia tình báo Mỹ hoạt động tại miền Bắc Việt Nam, có nhiệm vụ làm suy yếu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng mọi cách có thể. Lansdale và nhóm của ông đã thực hiện một chiến dịch tuyên truyền miêu tả rằng các điều kiện sắp tới dưới chính quyền Việt Minh sẽ ác nghiệt hết mức có thể. Nhưng một nghiên cứu cho thấy hầu như không ai trong số những người được phỏng vấn từng thấy truyền đơn hay tài liệu nào kêu gọi di cư vào Nam. Họ ra đi vì tác động của cha xứ, những câu chuyện truyền miệng, hoặc vì lý do cá nhân chứ không phải vì chịu tác động của các truyền đơn tuyên truyền chống Cộng.

Từ lâu người ta đã biết rằng Lansdale và cấp dưới của mình là Lucien Conein tiến hành một chiến dịch chiến tranh tâm lý nhằm khuyến khích cư dân miền Bắc – đặc biệt là dân Công giáo – chuyển đến miền Nam. Truyền đơn được thả từ máy bay, các nhà “chiêm tinh” được yêu cầu soạn lịch dự báo “số phận thảm khốc cho giới lãnh đạo Cộng sản và đội ngũ dưới quyền”, đồng thời những tin đồn đáng sợ về kế hoạch của Việt Minh được lan truyền. Theo nhiều người, những áp phích và khẩu hiệu mà nhóm của Lansdale đặt ra – “Chúa đã vào miền Nam” và “Đức Mẹ đồng trinh đã rời miền Bắc” – có ảnh hưởng quyết định đến tư duy của những thường dân Công giáo Việt Nam.

Edward Lansdale đã mô tả chiến dịch tuyên truyền thành công của mình như sau:

Nếu những năm 1949-1953, các linh mục đã biến Giáo dân hiền lành thành những binh lính cuồng nhiệt nhờ khẩu hiệu “Tiêu diệt Cộng sản”, thì họ cũng chẳng khó khăn gì trong việc tạo ra cuộc “Xuất hành vĩ đại” vào những năm 1954-1955. Hiển nhiên là người nông dân Việt Nam sống gắn bó với ruộng đất của tổ tiên, với mái nhà, với mảnh vườn, với nhà thờ và làng xóm hơn nông dân ở các nước khác nhiều. Nhưng họ lại dám từ bỏ tất cả mọi sự để bảo vệ đức tin, nhất là khi các cha xứ của họ lại bảo đảm với họ rằng tại Miền Nam có một vị thủ tướng Công giáo (Ngô Đình Diệm) đang chờ đón họ và sẽ cấp cho họ những vùng đất phì nhiêu để làm ăn. Và khối dân chúng một khi đã bước chân ra đi, thì không gì có thể ngăn cản họ lại.

Lý do chính trị và kinh tế

Một người Thiên Chúa giáo di cư từ miền Bắc nhận đồ dùng do Mỹ phân phát

Theo tuần báo Time, những người di cư vào miền Nam, đặc biệt những người Công giáo Việt Nam, cho rằng họ đã bị đàn áp tôn giáo dưới chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Nhiều người thật sự ra đi vì lý do kinh tế và chính trị: họ là những người làm việc cho Pháp, hay giới tư sản không có cảm tình với chính phủ Việt Minh. Họ ra đi vì sợ bị Việt Minh trả thù. Việc Ngô Đình Diệm, một người Công giáo, trở thành Thủ tướng Quốc gia Việt Nam rồi Tổng thống Việt Nam Cộng hòa cũng thúc đẩy người Công giáo di cư vào Nam với hy vọng họ sẽ được một người đồng đạo bảo vệ. Một số người di cư vì sợ nạn đói sẽ xảy ra tại miền Bắc như năm 1945 và hy vọng khi vào Nam họ sẽ có cuộc sống sung túc hơn. Trên thực tế, sự lo sợ của họ đã bị thổi phồng khi không có một nạn đói hay đợt trả thù nào ở miền Bắc. Một số người khác có họ hàng tại miền Nam

Lý do tôn giáo

Nhiều người Bắc di cư lo sợ rằng khả năng thực hành tín ngưỡng của họ có thể bị hạn chế dưới chính quyền Việt Minh. Ngoài ra, nỗi sợ này còn được củng cố bởi những trải nghiệm trước đó của nhiều cộng đồng Thiên chúa giáo miền Bắc khi nhiều lần trong lịch sử, nhà Nguyễn đã công khai chống lại các hoạt động của Thiên chúa giáo. Bên cạnh đó, giữa Việt Minh và Giáo hội Thiên chúa giáo có mâu thuẫn vì Giáo hội ủng hộ quân Pháp. Trên thực tế, sau năm 1954, không hề có đàn áp Thiên chúa giáo ở miền Bắc như họ lo sợ.

Sự tác động của giới tu sĩ Thiên chúa giáo

  Trong nhiều cộng đồng Thiên chúa giáo thời Pháp thuộc, các linh mục giữ vai trò lãnh đạo về dân sự và tinh thần. Tại nhiều vùng nông thôn, tín đồ Thiên chúa giáo rất nghe lời giới tu sĩ. Các linh mục thường sử dụng các buổi lễ để kêu gọi di cư vào Nam. Nhiều linh mục đã sử dụng các lập luận để thuyết phục các tín đồ, nhưng cũng có nhiều linh mục cũng đã tạo ra nỗi sợ hãi về một viễn cảnh không tươi sáng dưới thời Việt Minh lãnh đạo. Một số linh mục dọa tín đồ của mình rằng nếu không đi thì họ sẽ phải hứng chịu bom Mỹ đánh phá miền Bắc. Thậm chí, có người tuyên bố: “Chúa đã vào Nam” để lôi kéo người dân theo mình. Một số người chỉ tuyên bố: “Ngày mai cha và một số người sẽ vào Nam” hoặc “Cha sẽ đi Nam” đối với những tín đồ đang lưỡng lự. Đây là lý do khiến nhiều người được hỏi trả lời là họ tự nguyện vào Nam. Có một điểm cần chú ý là tỷ lệ tu sĩ di cư lớn hơn tỷ lệ tín đồ di cư. Các tín đồ thường đi theo các linh mục và ở lại nơi mà linh mục kết thúc chuyến hành trình. Những tín đồ nghèo thường dễ bị tác động hơn do họ không có tài sản ở miền Bắc, những người có tài sản họ thường không muốn mất tài sản do ra đi và do họ có tri thức cao hơn những người nghèo nên thời gian cân nhắc lâu hơn và nhiều người có suy nghĩ lý tính nên sự tác động của giới tu sĩ tới họ là ít hơn.

Đối với cuộc di cư 1975: Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Sau đó là hai đợt di dân lớn từ Việt Nam đến Hoa Kỳ và các nước phương Tây. Hơn 125.000 người Việt Nam đến Hoa Kỳ vào cuối xuân 1975 vì sợ chính quyền mới trả thù. Ngoài ra khoảng 20.000 người đến Châu Âu và các nước khác”

Như vậy, có thể thấy rõ cuộc di cư 1954 rất khác cuộc di cư 1975. Nếu như cuộc di cư 1954 nó nằm trong mưu đồ những kẻ xâm lược muốn “nuốt trọn Việt Nam” thì cuộc di cư 1975 lại mang tính chất hoàn toàn khác. Dưới góc nhìn của một công dân Việt Nam chân chính, chúng ta dễ dàng nhận thấy, đa phần những người di cư 1975 không phải “di cư” một cách bình thường. Đây chính là cuộc chạy trốn của những kẻ đã “theo kẻ thù bán nước cầu vinh” (ngoài những người bị ép buộc hoặc di cư để phát triển sự nghiệp…). Chúng đã nhúng tràm, có những hành động việc làm có hại cho dân, cho nước… Do vậy, nếu như Việt Tân cho rằng cuộc di cư của họ là do cộng sản ép buộc thì thật buồn cười quá.

Lẽ ra, Việt Tân nên lên án những kẻ đã chạy trốn khỏi Việt Nam, họ không dám thừa nhận những việc làm sai trái của mình trước toàn thể dân tộc Việt Nam. Chính họ là những kẻ phải chịu trách nhiệm trước toàn thể dân tộc, chịu trách nhiệm với những gì họ đã gây ra. Trong khi những người cộng sản không hề ép buộc họ phải “di cư” hoặc có những hành động trái với luôn thường đạo lý đối với những người ở chế độ cũ. Người Việt Nam vẫn có câu “đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Nhưng tại sao Việt Tân lại không dám thừa nhận những việc làm sai trái của những kẻ chạy trốn mà lại đi xuyên tạc, nói xấu những người cộng sản? Câu hỏi này cũng không khó trả lời, bởi Việt Tân là một tổ chức tập hợp cơ bản những kẻ đã “di cư” năm xưa và hậu bối của họ.

Như vậy, qua sự việc này có thể đã giúp độc giả hiểu rõ về hai cuộc di cư 1954 và 1975 ở Việt Nam. Đồng thời, cũng hiểu rõ hơn về Việt Tân và những âm mưu, thủ đoạn đê hèn của tổ chức này.

BÚT TRE – NGỌC HOÀNG

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây