Trên trang facebook Việt Tân ngày 5/4/2023 có bài viết của Trần Mạnh Hảo. Nội dung bài viết xuyên tạc về giáo dục Việt Nam. Trong bài viết đã đánh tráo việc bỏ dạy môn Văn và không công nhận môn Ngữ văn hiện nay. Đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá rất thiếu hiểu biết khi nói về giáo dục Việt Nam.
Mỗi đất nước có bản sắc văn hóa riêng, một tiếng nói riêng và một nền giáo dục đi kèm với nền văn hóa đó để bổ sung cho nhau. Xây dựng con người từ nền giáo dục cần thời gian rất dài để có thể có quả ngọt, không thể chỉ một năm, hai năm mà đánh giá nền giáo dục đó là thất bại, là không tiên tiến, là tụt hậu. Từ khi hình thành ý tưởng cải cách một vấn đề hoặc một mặt nào đó đến quá trình thực hiện đó là quá trình rất dài, đòi hỏi qua nhiều khâu, nhiều bước, sẽ gặp nhiều khó khăn. Cải cách giáo dục cũng không ngoại lệ, sẽ có những khó khăn, sẽ có những thời điểm chưa sát thực tiễn. Nhưng mục đích cuối cùng là đổi mới giáo dục để bắt kịp tri thức tiên tiến của nền giáo dục thế giới. Tuy nhiên, kết quả khi cải cách giáo dục không đến trong một sớm một chiều mà sẽ mất nhiều thời gian hơn so với mặt công tác khác.
Thực tiễn chúng ta thấy rằng, thành quả của nền giáo dục hiện nay đang mang lại đó là một thế hệ trẻ năng động hơn, hiểu biết hơn và thích nghi nhanh với sự thay đổi của nền khoa học công nghệ trên thế giới. Chúng ta đã nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây chính là thành quả của cải cách giáo dục những năm trước đó. Do đó, không nên đánh giá kết quả giáo dục ngay sau khi thực hiện cải cách.
Chúng ta không bỏ môn Văn học, chúng ta tích hợp 3 môn học thành môn Ngữ văn để phù hợp với thực tiễn sự phát triển của đất nước. Môn Ngữ văn là sự tích hợp của 3 môn học đó là môn Tiếng Việt, môn Văn học và môn Tập làm văn. Đến đây chúng ta có thể thấy sự nham hiểm của Trần Mạnh Hảo khi đưa thông tin lập lờ giữa đúng và sai. Chúng ta phải khẳng định rằng môn Ngữ văn là phù hợp với thực tiễn của giai đoạn xã hội hiện nay.
Còn về vấn đề du học, đó là nhu cầu của mỗi cá nhân và phục vụ mục đích cá nhân nhiều hơn, bên cạnh đó cũng có ít nhiều khi du học là để phục vụ cho Tổ Quốc. Một đất nước không phải lĩnh vực nào cũng là tiên phong, đi đầu; du học mục đích là tiếp thu tri thức ở một lĩnh vực nào đó để về phục vụ cho sự phát triển đất nước và cũng có thể là để cải cách chính nền giáo dục của nước đó phù hợp hơn với thực tế. Chúng ta biết rằng tri thức của nhân loại là vô hạn và không phải của riêng một đất nước hay cá nhân nào.Nên không thể nói nền giáo dục tiên tiến là có một xã hội tiên tiến. Không nên đánh tráo hai khái niệm khác nhau về bản chất. Đây là sự nguy hiểm của Việt Tân.
Người viết bài này mục đích gây hiểu không đúng về nền giáo dục, chỉ đề cập mặt tiêu cực nhưng không đề cập những thành quả mà nền giáo dục đạt được sau mỗi lần cải cách. Phải chăng đó là sự vô ơn của người tư xưng là nhà văn đối với nền giáo dục đã sinh ra mình. Hãy là người đọc thông thái không để những phần tử phản động như thế này lôi kéo và kích động.
VĂN. QUÝ
Nguồn: Đấu trường Dân chủ