Trang chủ Đối tượng Việt Tân cố tình xuyên tạc, vu khống về chính sách tôn...

Việt Tân cố tình xuyên tạc, vu khống về chính sách tôn giáo của Việt Nam

95
0

Triệt để lợi dụng vấn đề tôn giáo, Việt Tân đã và đang kích động các đối tượng chống đối cực đoan trong tôn giáo tìm mọi cách để ngụy tạo chứng cứ, thường xuyên tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm hạ thấp uy tín và vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và các ban, ngành chức năng có liên quan. Từ đó tạo tâm lý tiêu cực, chia rẽ mối quan hệ giữa nhân dân với các cấp uỷ đảng, chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cao hơn nữa có thể kích động quần chúng tín đồ tụ tập đông người, gây rối an ninh, trật tự hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, chống phá chế độ.

Chiêu bài tôn giáo là một phần của chiến lược “diễn biến hoà bình” mà các tổ chức, cá nhân thù địch, thiếu thiện chí với Việt Nam thường sử dụng nhằm kích động xu hướng chia rẽ, ly khai, từ đó phát triển thành các cuộc tuần hành, biểu tình, gây rối an ninh, trật tự, tạo sự bất ổn định về chính trị – xã hội, ảnh hưởng không nhỏ sự phát triển toàn diện của xã hội. Đây cũng là cái cớ để họ công khai can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Các thế lực thù địch âm mưu biến tôn giáo thành “ngòi nổ” gây mất ổn định chính trị – xã hội hoặc thông qua vỏ bọc tôn giáo để tuyên truyền luận điệu xuyên tạc kích động, phá hoại tư tưởng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các thế lực thù địch lợi dụng, tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm, luôn thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Do đó, cùng với vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng vấn đề tôn giáo để kích động chống phá Đảng và chế độ ta.

Những ngày cuối tháng 3/2023, trên trang facebook Việt Tân tán phát bài “Giáo phận Kontum ra văn thư lên tiếng và phản đối hành động xúc phạm thánh lễ của công an, cán bộ huyện Ngọc Hồi hôm 22/3/2023”.

Việt Tân cố tình xuyên tạc, vu khống về chính sách tôn giáo của Việt Nam

Triệt để lợi dụng vấn đề này, Việt Tân đã và đang kích động các đối tượng chống đối cực đoan trong tôn giáo tìm mọi cách để ngụy tạo chứng cứ, thường xuyên tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm hạ thấp uy tín và vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và các ban, ngành chức năng có liên quan. Từ đó tạo tâm lý tiêu cực, chia rẽ mối quan hệ giữa nhân dân với các cấp uỷ đảng, chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cao hơn nữa có thể kích động quần chúng tín đồ tụ tập đông người, gây rối an ninh, trật tự hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, chống phá chế độ.

Liên quan đến vấn đề tôn giáo, ngày 1/4/2023, Vatican đã công bố thông cáo chung của Nhóm Làm việc. Thông cáo cho biết về cơ bản, hai bên đồng lòng về thoả thuận liên quan đến “quy chế của Đại diện Giáo hoàng thường trú tại Việt Nam.” Cuộc họp diễn ra dưới sự đồng chủ trì của bà Lê Thị Thu Hằng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn Việt Nam và Đức ông Mirosław Wachowski, Thứ trưởng Ngoại giao Toà Thánh, Trưởng Phái đoàn Tòa Thánh.

Thông cáo chung nói rằng “Hai bên đã trao đổi sâu rộng về quan hệ Việt Nam – Tòa Thánh, trong đó có các vấn đề liên quan đến Giáo hội Công giáo tại Việt Nam.“Hai bên tái khẳng định quyền tự do của Giáo hội, trong khuôn khổ pháp luật, để thực hiện sứ mạng của mình vì lợi ích của toàn xã hội. Cả hai bên đều đồng ý rằng Cộng đồng Công giáo tại Việt Nam sẽ tiếp tục được hướng dẫn bởi Huấn quyền của Giáo hội trong ơn gọi của họ để trở thành những người Công giáo tốt và những công dân tốt.”“Hai bên ghi nhận những tiến triển trong quan hệ Việt Nam – Tòa thánh, bao gồm các cuộc tiếp xúc và tham vấn thường xuyên, sự trao đổi của các phái đoàn cấp cao và các chuyến thăm mục vụ thường xuyên tại Việt Nam của Đại diện Giáo hoàng không thường trú, Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski.”. “Đặc biệt, trao đổi về quy chế của Đại diện Giáo hoàng thường trú tại Việt Nam, hai bên về cơ bản đã đồng lòng về thỏa thuận.”

Thông cáo cho biết thêm, “Buổi làm việc diễn ra trong bầu khí hữu nghị, thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau.”. “Nhân dịp này, đoàn Việt Nam đã được Đức Tổng Giám mục Paul Gallagher, Ngoại trưởng Toà Thánh đón tiếp.”

Từ những vấn đề trên có thể khẳng định những chiêu bài tôn giáo được các thế lực thù địch và số đối tượng chống đối ở trong và ngoài nước triệt để lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà nước ta, là vấn đề mang tính quy luật. Hiện nay, thủ đoạn lợi dụng chống phá của các đối tượng ngày càng tinh vi, xảo quyệt, lại được che đậy bởi vỏ bọc tôn giáo nên người dân khó phát hiện. Tính chất nguy hiểm ngày càng cao khi thủ đoạn này đã tác động trực tiếp đến nhận thức, tư tưởng của đồng bào theo đạo. Đây sẽ là tiền đề để khi có điều kiện, có thời cơ, các đối tượng sẽ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, kích động, lôi kéo quần chúng tín đồ tham gia vào các hoạt động chống đối, vi phạm pháp luật.

Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người theo quy định của pháp luật. Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo vào giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư, góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội”.Do đó, mọi chức sắc, tín đồ tôn giáo nói riêng và mỗi người dân Việt Nam nói chung hãy luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động lên án những mưu đồ xấu của kẻ địch. Đồng thời, tích cực tham gia đấu tranh, đẩy lùi việc lợi dụng vấn đề chính trị để chống phá ra khỏi đời sống tôn giáo, góp phần làm cho các hoạt động tôn giáo trở nên thuần khiết, tốt đẹp như bản chất vốn có. Nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác của người dân, phân biệt rõ hoạt động tôn giáo đúng nghĩa và hành vi lợi dụng tôn giáo để kích động chống phá của kẻ xấu. Mọi hoạt động tôn giáo phải tuân thủ giáo lý, giáo luật, tuân thủ luật pháp, đem lại đời sống đạo pháp đúng nghĩa, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cho đồng bào trên cơ sở tuân thủ pháp luật của Nhà nước.

HÙNG. NGÔ

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây