Trang chủ Luận bàn - Phản biện Chi viện mà cũng thắc mắc

Chi viện mà cũng thắc mắc

82
0

Bộ công an chi viện cho Bộ GTVT mà cũng thắc mắc. Lạ thật.

Mới đây, Bộ GTVT đã kiến nghị Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hỗ trợ cho hoạt động đăng kiểm trong bối cảnh nhiều Trung tâm đăng kiểm không thể hoạt động do thiếu nhân lực là đăng kiểm viên. Đáp lại lời đề nghị trên, ngày 13/3, Bộ Công an và sau đó là Bộ Quốc phòng đã chi viện cho Bộ GTVT bằng cách gửi các kiểm định viên tham gia vào hoạt động đăng kiểm, nhằm giải quyết tình trạng quá tải và quan trọng nhất là tạo điều kiện để người dân thực hiện việc đăng kiểm theo đúng quy định của páp luật, khơi thông dòng chảy giao thộng vận tải, phục vụ các hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Chi viện mà cũng thắc mắc

Tuy nhiên, bên cạnh các ý kiến đồng tình và đánh giá cao hành động có ý nghĩa thiết thực của bộ Công an, một số người đã đặt vấn đề về tính pháp lý khi việc CSGT tham gia vào hoạt động đăng kiểm dân sự.

Quan điểm cá nhân của tôi là việc Bộ Công an chi viện các CSGT là các Kiểm định viên của bộ này sang giúp Bộ GTVT khai thông việc ách tắc hoạt động đăng kiểm do khủng hoảng nhân sự là hoàn toàn bình thường và rất cần thiết, đúng thời điểm, đúng đối tượng và hoàn toàn hợp pháp.

Về mặt hình thức việc chi viện này cũng giống như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ GD&ĐT chi viện nhân lực chuyên môn cho Bộ Y tế vào thời điểm mà bệnh dịch Covid-19 hoành hành, trong bối cảnh đội ngũ y bác sĩ bị thiếu trầm trọng. Nhờ đó mà chúng ta khống chế, đẩy lùi được bệnh dịch, cứu sống được hàng vạn người vào thời điểm đỉnh dịch.

Có lẽ, trong đại dịch Covid-19, không có ai thắc mắc về tính pháp lý của việc các bộ, ngành gửi nhân lực chi viện cho Bộ Y tế. Nếu có ai đó thắc mắc thì không cần viết ra đây, chúng ta đã biết phản ứng của cả xã hội đối với người thắc mắc là như thế nào.

Trong quá khứ, để tiêu diệt lượng lượng của tổ chức khủng bố Việt Tân do Hoàng Cơ Minh (anh trai ruột của Hoàng Cơ Định) ở miền Tây Nam bộ, Bộ Quốc phòng cũng đã chi viện cho Bộ Công an và nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân.

Trở lại vấn đề, đọc báo tôi được biết Luật sư Nguyễn Anh Tuấn khi chia sẻ với báo Tiền Phong đã tỏ ra “quan ngại về việc sử dụng CSGT làm kỹ thuật viên tham gia vào công tác đăng kiểm dân sự có thể ảnh hưởng đến tính chuyên môn và chất lượng của quá trình kiểm định”.

Xin giải thích rằng, báo chí viết, “Bộ công an chi viện 50 CSGT cho hoạt động đăng kiểm của Bộ GTVT” làm nhiều người hiểu rằng, những CSGT này chỉ là những CSGT đứng ở ngã ba, ngã tư đường phố, không có chuyên môn kiểm định. Nhưng thực tế, trong lực lượng CSGT có nhiều bộ phận, trong đó có bộ phận đăng kiểm xe cơ giới đường bộ, đường thủy. Các CSGT được gửi sang chi viện cho Bộ GTVT chính là các Đăng kiểm viên của Bộ Công an đã được cấp chứng nhận Đăng kiểm viên, trong đó không ít người được đạo tạo bài bản từ chính các trường của Bộ GTVT và hiện họ vẫn đang thực hiện công việc đăng kiểm tại Bộ Công an.

Tóm lại, những CSGT được lựa chọn chi viện đều đáp ứng các yêu cầu, điều kiện theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Nghị định số 139/2018/NĐ-CP quy định về dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới. Do đó tính pháp lý về chuyên môn, bằng cấp đã được xác tín.

Được biết, một phóng viên báo chí đã chất vấn về tính pháp lý, đòi xem văn bản giữa trao đổi giữa Bộ Công an và Bộ GTVT về việc chi viện CSGT cho hoạt động đăng kiểm. Tôi không rõ phóng viên đó có đã được tiếp cận văn bản đó hay chưa, nhưng vào hôm 13/3, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam là ông Nguyễn Vũ Hải đã thông báo với báo chí, rằng “chúng tôi đã tổ chức lễ tiếp nhận và phân công nhiệm vụ cho lực lượng CSGT tham gia vào hoạt động đăng kiểm từ Bộ Công an”. Câu trả lời của ông Nguyễn Vũ Hải cho thấy, 2 Bộ đã bàn giao, tiếp nhận số Đăng kiểm viên là CSGT của Bộ Công an và chắc chắn, ở tầm cấp Bộ, người ta không thể nói bằng mồm.

Cũng đề cập đến sự việc trên, Luật sư Lâm Thị Mai Anh, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng, căn cứ vào Luật tổ chức Chính phủ 2015, việc chi viện của Bộ Công an cho Bộ GTV T là hợp pháp và cần thiết.

Cá nhân tôi cho rằng, trên thực tế, dù mỗi Bộ có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng, nhưng khi xuất hiện các yêu cầu liên ngành thì các Bộ vẫn có thể hợp tác, hỗ trợ nhau cùng giải quyết. Việc hợp tác, phối hợp là thường xuyên, còn việc chi viện là trường hợp ít xảy ra. Nhưng việc chi viện là rất quan trọng khi xã hội phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng trên một lĩnh vực, trong một không gian, thời gian nhất định, như trường hợp đại dịch Covid-19 hay khủng hoảng nhân sự đăng kiểm hiện nay – Đó là cơ chế để đáp ứng, giải quyết các nhu cầu bức thiết của xã hội và cũng là cơ chế để bảo đảm ổn định, an toàn xã hội.

P/s: Tôi không rõ họ thắc mắc để làm gì.

[email protected]

Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây