Trang chủ Luận bàn - Phản biện Việt Tân cố tình lợi dụng luật đất đai để xuyên tạc

Việt Tân cố tình lợi dụng luật đất đai để xuyên tạc

81
0

Họ cho rằng để chống tham nhũng, tiêu cực, để thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam phải thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai hoặc thừa nhận chế độ đa sở hữu đất đai. Có thể thấy, chúng đã ngụy biện, đánh tráo giá trị,  đồng nhất vấn đề sở hữu toàn dân về đất đai với thực trạng tham nhũng, tiêu cực có liên quan tới đất đai, đây không phải là bản chất của vấn đề, chúng chỉ lừa phỉnh được những người thiếu hiểu biết về vấn đề này

Việt Tân cố tình lợi dụng luật đất đai để xuyên tạc

Gần đây, trên trang facebook của Việt Tân đăng tải bài viết “Sở trường của Bác Trọng là “đốt lò” còn cứu dân hả? đã ai thấy chưa?” với nội dung xuyên tạc về chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước ta. Lợi dụng dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đang được lấy ý kiến đóng góp của người dân, chúng đưa ra các quan điểm phủ nhận sạch trơn giá trị của đất đai thuộc sở hữu toàn dân và xuyên tạc cho rằng quy định như vậy để tạo điều kiện cho “chính quyền cướp đất của dân để phân lô, bán nền với giá cao…”. Họ cho rằng để chống tham nhũng, tiêu cực, để thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam phải thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai hoặc thừa nhận chế độ đa sở hữu đất đai. Có thể thấy, chúng đã ngụy biện, đánh tráo giá trị, đồng nhất vấn đề sở hữu toàn dân về đất đai với thực trạng tham nhũng, tiêu cực có liên quan tới đất đai, đây không phải là bản chất của vấn đề, chúng chỉ lừa phỉnh được những người thiếu hiểu biết về vấn đề này.

          Vậy tại sao phải thực hiện sở hữu toàn dân về đất đai? Giải thích cho vấn đề này Báo Quân đội nhân dân điện tử ngày 06/3/2023 có bài viết “Nhận diện và đấu tranh với quan điểm sai trái về sở hữu đất đai” của tác giả Minh Ngọc đã phân tích, luận giải rất chi tiết, đầy thuyết phục: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân không phải là một thuật ngữ lý thuyết, trừu tượng, không có giá trị thực thi, không phải là sự giáo điều được du nhập từ Liên Xô vào Việt Nam như một số ý kiến trên các trang mạng, các diễn đàn đã cố ý bóp méo, gây hiểu lầm. Quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân thể hiện đúng bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1980 dựa trên cơ sở lý luận về tính tất yếu khách quan của việc xã hội hóa đất đai. Từ đó tới nay, qua một số lần sửa đổi Hiến pháp và sửa đổi Luật Đất đai, Đảng ta luôn kiên định quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân, giao cho Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý và sử dụng hiệu quả. Quan điểm này được Nhà nước thể chế hóa trong Hiến pháp và pháp luật qua nhiều thời kỳ.

          Hiến pháp 2013 và Điều 4 Luật Đất đai 2013 tiếp tục quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16-6-2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về quản lý sử dụng đất và dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lấy ý kiến nhân dân góp ý từ 3/1-15/3/2023, đề cập rõ quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, việc quản lý đất đai và chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của công dân, người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều này thể hiện Đảng ta đã nói đi đôi với làm, cụ thể hoá phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng”. Tất cả đất đai đều thuộc quyền sở hữu của nhân dân, những phải do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý chứ không phải bất cứ cá nhân nào.

          Bởi, đất đai là tài sản cực kỳ quý báu, là một nguồn lực nội sinh quan trọng để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay. Khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân, vừa là ước vọng ngàn đời của nhân dân, vừa thể hiện đặc trưng của mô hình xã hội XHCN ở Việt Nam – “chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu”. Việc quản lý và sử dụng đất đai ở nước ta được xác lập dựa trên cơ sở đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý đã mang tính ổn định trong một thời gian khá dài (từ năm 1980 đến nay), giúp Nhà nước có điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai theo kế hoạch phát triển chung nhằm quản lý chặt chẽ và từng bước đưa diện tích đất này vào khai thác, sử dụng hợp lý đi đôi với cải tạo, bồi bổ vốn đất đai. Nếu thay đổi hình thức sở hữu đất đai này sẽ dẫn đến những sự xáo trộng trong lĩnh vực đất đai, làm tăng tính phức tạp của các quan hệ đất đai, thậm chí dẫn đến sự mất ổn định về chính trị – xã hội của đất nước. Chúng ta hãy đề cao cảnh giác với các luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ của các thế lực thù địch, lợi dụng sự cải cách, lấy ý kiến góp ý của nhân dân để chống phá Đảng và Nhà nước ta. Không bao giờ có chuyện, Đảng, Nhà nước lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, rồi lấy đất của dân vì mục đích TƯ LỢI như Việt Tân đang rêu rao trên mạng. Chúng ta hãy tỉnh táo khi tiếp cận thông tin trên không gian mạng, đừng để sự thiếu hiểu biết của mình mà mắc phải mưu đồ của bọn bán nước, hại dân.

          Đảng, Nhà nước ta cần phải đẩy mạnh cải cách trong các cơ quan nhà nước, minh bạch hóa, công khai hóa cơ chế quản lý, sử dụng đất đai; siết chặt kỷ luật và trách nhiệm của công chức trong thực thi pháp luật về đất đai. Đồng thời, các cơ quan, bộ, ngành, đơn vị, địa phương cần vận động nhân dân tích cực đóng góp ý kiến chất lượng, hiệu quả cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), kịp thời nhận diện, đấu tranh với các luồng ý kiến sai trái, xuyên tạc chính sách đất đai của Đảng, Nhà nước ta hòng kích động, gây bất ổn môi trường chính trị, xã hội của nước ta.

NGUYỄN PHÚC – HỒNG NHUNG

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây