RFA ngày 27/02 vừa qua đăng bài “Việt Nam tuyên truyền về Điều 331 BLHS cho học sinh trung học phổ thông”, trong đó có câu kết luận là “Điều 331 vốn được Chính phủ Việt Nam sử dụng để kết án những người bất đồng chính kiến và bị quốc tế chỉ trích là mơ hồ, cần được bỏ khỏi Bộ luật Hình sự”.
Thật nực cười!
Trước hết, phổ biến và giáo dục pháp luật thì bất cứ quốc gia nào cũng làm, không riêng gì Việt Nam. Phổ biến, giáo dục pháp luật được hiểu là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định nhằm đạt mục đích hình thành ở đối tượng được tác động tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với đòi hòi của hệ thống pháp luật hiện hành, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội và nâng cao trình độ văn hoá pháp lý của công dân.
Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật là cách thức tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, cách tiến hành một hoạt động cụ thể để đạt được mục đích hình thành ở đối tượng tình cảm, tri thức và hành vi pháp lý phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật.
Có nhiều hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong đó, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường là một hình thức giáo dục pháp luật, là sự tác động có định hướng có tổ chức nhằm hình thành tri thức, tình cảm và hành vi phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho công dân tự giác tuân thủ, thi hành pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của công dân.
Giáo dục pháp luật được thực hiện thông qua việc dạy và học pháp luật trong các nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần hình thành và bồi dưỡng ý thức công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, nói đến Điều 331 BLHS! Đây là một trong những điều luật được bọn phản động chống phá nhiều nhất, bất kể lúc nào. Chúng gọi đây là “điều luật chống phản động”, chỉ dùng để “đàn áp người bất đồng chính kiến”, “tù nhân lương tâm”.
Điều 331 BLHS không phải là “điều luật chống phản động” hay “điều luật bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận”, mà là điều luật nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân. Điều này phù hợp với nguyên tắc cân bằng giữa quyền tự do và trách nhiệm xã hội trong các hiến pháp và các công ước quốc tế về nhân quyền.
Điều 331 BLHS không mơ hồ hay thiếu rõ ràng, mà có định nghĩa cụ thể về khách thể, chủ thể, hành vi và hậu quả của tội phạm. Đồng thời, điều này cũng được bổ sung bởi các quy định khác trong BLHS và các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật.
Điều 331 BLHS không được Chính phủ Việt Nam sử dụng để kết án những người bất đồng chính kiến hay vi phạm quyền tự do ngôn luận, mà chỉ áp dụng cho những trường hợp có hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân. Các trường hợp này được xét xử công khai, minh bạch và có sự tham gia của các bên liên quan.
Một trong những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng pháp luật là phải làm thế nào các điều luật luôn phải tường minh, rõ nghĩa. Đây là nguyên tắc luôn được các nhà xây dựng pháp luật tuân thủ chặt chẽ trong quá trình xây dựng Bộ luật Hình sự, một trong những quy phạm pháp luật quan trọng nhất. Hơn thế nữa, để BLHS được ban hành còn phải trải qua quá trình công khai lấy ý kiến góp ý của người dân và được đại biểu Quốc hội (những người đại diện cho quần chúng nhân dân) bỏ phiếu thông qua. Và trên thực tế cũng đã từng có những quy phạm pháp luật chưa được thông qua, hoặc tạm hoãn thông qua khi trình Quốc hội. Do đó, nếu còn những điều luật nào được cho là mơ hồ, chưa tường minh, rõ nghĩa thì chắc chắn đã được phát hiện, sửa đổi, bổ sung. Đồng thời, cũng như những điều luật khác, Điều 331, BLHS cũng có những điều, khoản cụ thể quy định hành vi và khung hình phạt rõ ràng. Chính vì thế, không thể nào xuyên tạc rằng Điều 331, BLHS là mơ hồ.
Lạ nhỉ, vì sao phải sợ Việt Nam phổ biến pháp luật vậy!?
Nguồn: Diễn đàn Dân chủ