Trên trang facebook của VOA ngày 29 tháng 1 năm 2023 có bài viết với tựa đề “Bạn có nhận ra người này?” trong bài viết nêu lên những quan điểm xuyên tạc và bóp méo sự thật về nhà cách mạng Lê Đức Thọ; về việc từ chối nhận giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1973. Vậy sự kiện này như thế nào?
Như chúng ta đã biết Hiệp định Paris được 4 bên kí kết vào ngày 27/1/1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Hiệp định được kí sau gần 5 năm đàm phán, gồm 9 chương 23 điều. Đây là thắng lợi to lớn của Nước ta trong nỗ lực chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình. Đồng thời, kết quả của Hiệp định Paris cũng đã dánh dấu vai trò rất lớn của cố vấn Lê Đức Thọ – Một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh…………
Lê Đức Thọ không vì lợi ích riêng của mình, đây là vì quốc gia dân tộc, vì lợi ích của nhân dân hai miền Nam, Bắc mà phải ngồi vào bàn đàm phán để chấm dứt chiến tranh. Không ai muốn ngồi vào bàn đàm phán để được nhận giải thưởng Nobel hòa bình, điều đó không nằm trong suy nghĩ của ông. Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lí ấy không bao giờ thay đổi. Đó là lời khẳng định đanh thép của Hồ Chí Minh với thế giới về một đất nước Vệt Nam toàn vẹn; không tồn tại hai nước Việt Nam. Dù cho phải đốt cháy cả dãy trường sơn cũng phải dành cho được độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ. Đó là tôn chỉ, là mục tiêu mà Đảng ta đã đặt ra để giải phóng nhân dân hai miền Nam, Bắc khỏi áp bức bóc lột của Đế quốc. Đó cũng chính là tâm nguyện mà nhà cách mạng Lê Đức Thọ đau đáu trong lòng. Không nhận giải thưởng với lý do để đánh bóng hình ảnh cộng sản, để làm cho họ trong giống như những người yêu chuộng hòa bình như quan điểm của bài viết đưa ra là hoàn toàn sai. Chúng ta cần độc lập dân tộc để nhân dân được làm chủ trên chính mảnh đất của mình. Nhưng kẻ thù ra sức đàm áp nhân dân hai miền, chúng không từ bất kì thủ đoạn nào. Để đạt được hòa bình trên cả nước không còn cách nào khác ngoài sử dụng vũ trang để chống lại quan đội nhà nghề được trang bị đầy đủ vũ khí, trang bị. Cho nên không có chuyện từ chối nhận giải thưởng để đánh bóng hình ảnh cộng sản.
Hiệp định Paris có điều khoản Mỹ không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của Miền Nam Việt Nam, để nhân dân Miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình. Nhưng thực tế Mỹ vẫn giữ lại 2 vạn cố vấn, lập bộ chỉ huy quân sự, viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. Đây là sự vi phạm trắng trợn cảu Mỹ Và Ngụy đối với Hiệp định Paris. Không còn cách nào khác nhân dân ta phải đứng lên để tự giải phóng cho chính mình, giành độc lập cho dân tộc. Sự hi sinh của cha ông ta không vô ích, đó là gieo mầm cho một tương lai dân tộc được tốt đẹp hơn.
Thứ ba, dân tộc Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, lịch sử hơn 4000 năm dựng và giữ nước đã chứng minh điều đó. Trong suốt chiều dài lịch sử của mình dân tộc Việt Nam chưa một lần đưa quân xâm lược một đất nước khác mà chỉ đứng lên chống ngoại xâm. không nhận giải thưởng Nobel hòa bình không phải là chiến lược ngoại giao mà xuất phát từ chính nỗi đau mất nước hơn một thế kỉ trong thời hiện đại và càng không phải cộng sản là những người theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, mà là những người chính nghĩa, vì dân, vì nước, vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Hiện nay, nước ta ngày càng khẳng định được vị thế trên trường quốc tế, được các nước trên thế giới thừa nhận. Đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới, luôn khẳng định là một nước độc lập, không chọn phe, không chọn bên mà chọn theo lẽ phải, chọn chính nghĩa. Luôn luôn là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trên thế giới.
– Nhật Bình –
Nguồn: Đấu trường Dân chủ