Việt Nam – Trung Quốc, hai đất nước núi liền núi sông liền sông. Xuyên suốt lịch sử phát triển của hai nước đã trải qua nhiều thăng trầm biến đổi. Việt Nam từng trải qua ngàn năm phong kiến Bắc thuộc. Trung Quốc từng giúp đỡ Việt Nam, là đồng chí trên trận tuyến chống kẻ thù chung. Trung Quốc từng gây ra cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc Việt Nam,…Tất cả đều đã trở thành lịch sử! Ngẫm về lịch sử để hướng tới tương lai, thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước, hai dân tộc sát cánh cùng phát triển. Hiện nay, Trung Quốc đang là một trong đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc dựa trên phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt”!…
Lịch sử hai nước, hai dân tộc Việt Nam – Trung Quốc đã trải qua những thăng trầm biến cố. Thấu hiểu lịch sử để hôm nay, chúng ta “không đi vào vết xe đổ” ấy. Nhưng khi đụng chạm đến lịch sử thì phải nói cho đúng, cho rõ. Hơn ai hết Việt Tân phải hiểu chứ, đừng tung hô, cũng đừng bóp méo sự thật lịch sử như bài viết này. “Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 mãi là lời nhắc nhở quốc dân đồng bào ta về hiểm hoạ xâm lược từ Trung Quốc”. Thoạt nghe lời lẽ “tung hô” này, người xem như có sự đồng cảm với tác giả bài viết. Song, ngẫm nghĩ một chút thì đây phải chăng là những lời khiêu khích, kích động nhân dân và ngầm bôi nhọ Đảng, Nhà nước ta. Bởi, đây là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân dân ta và đường lối đúng đắn về mặt quân sự của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương. Vì vậy, nếu là người Việt Nam yêu nước chân chính thì Việt Tân hãy viết “tròn vành rõ chữ và đúng lịch sử” về: “Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của dân tộc Việt Nam”, đừng “cố ý” đánh đồng kẻ đi xâm lược và một dân tộc bị xâm lược bằng lời lẽ: “Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc…”.
Chúng ta nhắc lại lịch sử để chúng ta ý thức hơn về lòng yêu thương đất nước và có ý thức trách nhiệm đối với lại quê hương, quốc gia của mình, cao hơn hết là phải cảnh giác. 44 năm đã qua, một thời gian khá dài để thay đổi mọi thứ, nhưng lịch sử mãi mãi không quên những ngày đau thương. Sự kiện ấy vẫn và sẽ mãi nhắc nhở thế hệ hôm nay và mai sau về sự bi thương và hùng tráng của cuộc chiến tranh bảo vệ từng tấc đất biên cương phía Bắc Tổ quốc; tô thắm và thêm tự hào về những trang sử hào hùng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
Khép lại quá khứ, Trung Quốc hiện nay đã trở thành một trong 4 đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam. Quan hệ Việt – Trung hôm nay đã trải qua hơn 7 thập niên, tuy có lúc thăng trầm, nhưng hữu nghị, hợp tác vẫn là dòng chảy chính, tình hữu nghị do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Ðông cùng các thế hệ lãnh đạo hai nước dày công vun đắp đã trở thành tài sản chung quý báu của hai dân tộc, góp phần duy trì xu thế phát triển ổn định quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Trung Quốc, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước. Ðặc biệt, kể từ khi bình thường hóa năm 1991 đến nay, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đã phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, an ninh, quốc phòng trên cơ sở phương châm “16 chữ vàng” – “Ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện” và tinh thần “4 tốt” – “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Như vậy “4 tốt và 16 chữ vàng” trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là có thật. Nhưng, trong quá trình thực hiện, một số bất đồng và dị biệt giữa hai nước vẫn chưa tìm thấy tiếng nói chung, nên trong cuộc hội kiến với Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc Ôn Gia Bảo vào ngày 19 tháng 7 năm 2005, Chủ tịch nước Trần Đức Lương khẳng định, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam rất coi trọng mối quan hệ truyền thống với Trung Quốc và sẽ làm hết sức mình để thực hiện “phương châm 16 chữ” và “quan hệ 4 tốt”. Từ đó đến nay, chữ “vàng” trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc không còn. Trên tinh thần ấy, trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 11/2022 vừa qua, cũng đã góp một phần tích cực trong việc phát huy tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống Việt Nam – Trung Quốc, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc trong thời đại mới, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của khu vực và thế giới.
Vậy nên, người viết bài này đã đặt câu từ không đúng với tôn chỉ, mục đích hành động của Đảng và Nhà nước ta. Điều này rất nguy hiểm, Việt Tân vừa như đang khiêu khích mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, vừa cổ vũ cho bọn cơ hội, nối giáo cho “giặc” ngóc đầu dậy để chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Mong rằng, qua nội dung và chiêu trò của bọn Việt Tân, cán bộ, đảng viên phải là người tiên phong trong lời nói và hành động. Trong tuyên truyền vận động, ngoại giao nhân dân phải hiểu biết, viết, nói đúng nôi dung, đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước, đặc biệt phải cảnh giác với các chiêu trò xuyên tạc của các thế lực thù địch hòng xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử, tiếp tay cho “giặc nội xâm” đẩy nhanh tiến trình “tự chuyển biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ, lật đổ chế độ chính trị ở nước ta.
Phạm Nhung – Tiến Dũng
Nguồn: Đấu trường Dân chủ