Trang chủ Luận bàn - Phản biện Cái nhìn thiển cận của Việt Tân về lễ Tịch điền năm...

Cái nhìn thiển cận của Việt Tân về lễ Tịch điền năm 2023

136
0

Trên trang Facebook của Việt tân có đăng hình ảnh, với bài viết  có tiêu đề  “Chuyện lạ đầu năm 2023… “Vua” đeo mặt nạ “quỷ” đi cày trong lễ Tịch điền…”. Trong đó, có nội dung chủ yếu xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh người nông dân. Vậy, thực chất vấn đề này nó như thế nào?

Cái nhìn thiển cận của Việt Tân về lễ Tịch điền năm 2023

Phát triển từ nền văn hóa nông nghiệp đi lên hiện đại, người dân Việt Nam luôn có khát vọng được nhiều mùa màng bội thu. Lễ hội Tịch điền hàng năm ở Đọi Sơn, Duy Tiên, tỉnh Hà Nam chính là sự thể hiện cho mong ước đó.

Từ thời vua Đại Hành, người rất coi trọng nông nghiệp, ông đã đích thân xuống đồng trong lễ đầu xuân, Lễ hội Tịch điền từ đó mà có. Đến nay vẫn được duy trì với mong muốn có một khởi đầu cho mùa vụ bội thu. Tiếp nối truyền thống ngàn xưa, lễ Tịch điền năm nay diễn ra vào ngày 28 tháng 01 tức ngày mùng 7 tháng 1 năm Quý Mão.

Đồng chí Trương quốc Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam cùng đại diện lãnh đạo Thị xã Duy Tiên, xã Tiên Sơn tham gia thực hiện nghi thức Tịch điền,  “lựa chọn” cách xuống đồng truyền thống. Đây là, một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, một lễ hội văn hóa mang ý nghĩa khuyến nông sâu sắc, đề cao vai trò của sản xuất nông nghiệp “dĩ nông vi bản”. Hình ảnh tượng trưng con trâu được sơn màu cách điệu để phù hợp với năm Quý Mão. Cùng với hình ảnh con trâu là người đi cày – Cụ ông Nguyễn Ngọc An, 73 tuổi ở thôn Linh Trung, người lão nông đạo mạo, có sức khỏe tốt, có kinh nghiệm cày ruộng, có uy tín và là thành viên của gia đình văn hóa được lựa chọn để vào vai Vua Đại Hành, thực hiện nghi thức xuống đồng đi cày, người cày có hóa trang và đeo mặt nạ. Thực chất, là nét đẹp truyền thống, một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh quan trọng, là di sản văn hóa của dân tộc. Qua lễ hội nhắc nhở chúng ta nhìn nhận đầy đủ hơn đến sự phát triển nông nghiệp, thành quả của ông cha ta trong việc khai phá ruộng đồng, với tư tưởng trọng nông nghiệp và gần dân.

Trên thực tế, những chiếc mặt nạ vốn quen thuộc xuất hiện không chỉ trong đời sống thường ngày mà còn ở các hình thức giải trí, nghệ thuật…Trong mỗi hoàn cảnh, mặt nạ lại có những lợi ích cụ thể khác nhau. Hình ảnh người nông dân điển hình, đeo mặt nạ xuống ruộng đi cày chính là hình ảnh đại diện cho người dân Việt Nam cần cù, chăm chỉ, yêu lao động, đại diện cho sức mạnh, thể hiện khát vọng hùng cường, là sự hòa quyện giữa dòng chảy của lịch sử và hiện đại nhưng vẫn giữ được đầy đủ văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Xong vẫn luôn vững vàng, sẵn sàng thay đổi để hòa nhập cùng bạn bè thế giới. Thể hiện đúng khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Do đó, một số kẻ lại lợi dụng vào hình ảnh kết hợp này để bày tỏ quan điểm xuyên tạc cho rằng đó là mặt nạ “quỷ”, là không tôn trọng con người, tôn trọng nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Chính là cách lập luận của những kẻ “ngắn chữ” nhìn nhận sự việc thiển cận, đấy mới chính là sự bôi nhọ nét đẹp truyền thống văn hóa Việt Nam.

Lễ Tịch điền hàng năm là truyền thống văn hóa tốt đẹp của ông cha ta để lại, mang tính nhân văn sâu sắc. Khi tiếp nhân thông tin, các bạn đọc cần tỉnh táo tiếp nhận để không mắc mưu được kẻ phản động. Quá trình tìm hiểu, đánh giá, nhận định, khen, chê phải hiểu rõ nguồn thông tin. Đảng ta đã chủ trương tự do ngôn luận, tự do báo chí nhưng dân chủ phải trong khuôn khổ, tự do xã hội chủ nghĩa không phải tự do vô hạn. Vì vậy, mỗi bạn đọc khi tiếp nhận thông tin, hay đăng tải thông tin, bạn đọc cần nắm rõ và nắm chắc quy định tự do ngôn luận, tự do báo chí để không vi phạm vào pháp luật Nhà nước.

ĐẶNG. QUYÊN

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây