Trang chủ Luận bàn - Phản biện So sánh “ngây ngô” của Việt Tân

So sánh “ngây ngô” của Việt Tân

85
0

Từ câu chuyện bóng đá, chúng cố gắng bẻ lái sang câu chuyện chính trị – kinh tế, ca ngợi sự vươn lên mạnh mẽ về sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân đất nước Croatia. Nguyên nhân chính mà dẫn đến kết quả đó được chúng gói gọn trong cụm từ “tách ra khỏi khối Cộng Sản Liên Xô, sau khi đất nước XHCN Nam Tư tan rã” và “không quên chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam…”

So sánh

Lại là chiêu trò mượn gió bẻ măng của Việt Tân. Mới đây, sau chiến thắng kỳ tích của bóng đá Croatia tại World Cup 2022; admin của page “Việt Tân” có một bài viết “rất nóng” nhưng không khỏi khiến mọi người cười chê với kiểu định hướng, dắt mũi dư luận kiểu “bẻ lái 180 độ”.

Dù chẳng liên quan lắm nhưng Việt Tân đúng là “hồ đồ” khi so sánh thật khập khiễng nền kinh tế của đất nước Croatia sau khi chính thức được quốc tế công nhận ngày 15/01/1992 bởi Liên minh châu Âu và Liên hiệp quốc. Croatia tên chính thức là Cộng hòa Croatia, nằm tại ngã tư của Trung Âu, Đông Nam châu Âu và Địa Trung Hải với chỉ khoảng dân số hơn 4 triệu dân, chưa bằng 1/2 dân số thủ đô Hà Nội, bằng 1/25 dân số Việt Nam, trong khi diện tích quốc gia này 56.594km2  bằng những gần 1/5 diện tích nước ta. Đây là một đất nước ít dân cùng tài nguyên thiên nhiên ban tặng nhiều ưu đãi được ví là hòn ngọc của châu Âu với nhiều cảnh đẹp để phát triển dịch vụ, du lịch thì tất nhiên thu nhập trên đầu người chắc chắn sẽ cao. Tìm hiểu thêm ta biết nền kinh tế của Croatia bị chi phối bởi các ngành dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp nhưng chúng ta có thể biết đến Croatia là cường quốc hàng đầu về du lịch trên thế giới. Đất nước này nằm trong top 20 điểm đến thu hút khách du lịch nhiều nhất thế giới, trong đó có tới 7 di sản thế giới (Khu phức hợp lịch sử của Split với Cung điện Diocletian (1979); Thành phố Cũ của Dubrovnik (1979); Vườn quốc gia các hồ Plitvice (1979); Khu phức hợp Giám mục Euphrasian Basilica trong Trung tâm Lịch sử của Poreč (1997); Thành phố lịch sử Trogir (1997); Thánh đường Thánh James tại Šibenik (2000); Khu vực Stari Grad – đảo Hvar (2008). Vì vậy du lịch đóng góp quan trọng vào sự thịnh vượng của quốc gia này chiếm đến gần 20% tổng thu nhập quốc nội GDP. Croatia là thành viên trẻ nhất trong Liên minh châu Âu (EU) khi chỉ mới gia nhập năm 2013. Lợi ích từ việc tiếp cận thị trường chung đã giúp Croatia đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế. Nó cũng giúp nước này hòa nhập với kinh tế toàn cầu, và đẩy tăng trưởng du lịch lên kỷ lục. Có thể thấy Croatia không phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh xâm lược, sự cấm vận của Mỹ và phương Tây, trái lại được Liên minh châu Âu (châu lục có kinh tế mạnh nhất thế giới) hậu thuẫn thì tất nhiên, họ có đủ tiền và các điều kiện khác để phát triển đất nước, chăm lo cho người dân.

Nhìn lại con đường phát triển của đất nước ta qua các thời kỳ, nhất là trong nửa cuối thế kỷ 20 đến nay mà Việt Tân đang nhắm mắt “không quên cầu nguyện cho Việt Nam thấy lợi về việc bỏ đảng…”. Chịu bao đau thương mất mát của các cuộc chiến tranh xâm lược, cũng chẳng được sự quá ưu ái về tài nguyên thiên nhiên như của Croatia. Nhưng bằng sự lãnh đạo tài tình của Đảng CSVN và chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại nước ta không ngừng phát triển vượt bậc. Chẳng phải quá tự hào, người dân đều nhìn thấy rõ sự phát triển vượt bậc về kinh tế, chất lượng cuộc sống. Tổng kết hơn 35 năm đổi mới ta thấy kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 – 1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4% thì giai đoạn 1991 – 1995, GDP bình quân đã tăng gấp đôi, đạt 8,2%/năm; các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao; giai đoạn 2016 – 2019 đạt mức bình quân 6,8%. Mặc dù năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 mới đạt 6,3 tỷ USD/năm thì đến năm 2020 đã đạt khoảng 268,4 tỷ USD/năm. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt, năm 1985 bình quân thu nhập đầu người mới đạt 159 USD/năm thì đến năm 2020 đạt khoảng 2.750 USD/năm. Những nỗ lực đổi mới trong 35 năm qua đã giúp cho môi trường đầu tư liên tục được cải thiện, nhờ đó đã thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư cho phát triển. Tính riêng năm 2019, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành đạt 2.046,8 nghìn tỷ đồng; tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 38,02 tỷ USD, cao nhất trong vòng 10 năm lại đây. Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn là một điểm đến tin cậy cho các nhà đầu tư với tổng vốn FDI đạt 28,5 tỷ USD. Ngoài ra, tại Việt Nam đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm để làm động lực cho phát triển kinh tế vùng, miền và cả nước; phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển, đồng thời hình thành các vùng chuyên môn hóa cây trồng, vật nuôi gắn với chế biến công nghiệp… Nhìn chung, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển mạnh mẽ. Qua 35 năm, từ chỗ thiếu ăn, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản, như cà phê, gạo, hạt điều, rau quả, tôm, gỗ và sản phẩm từ gỗ… luôn duy trì ở mức cao. Các mặt hàng xuất khẩu khác cũng có bước tiến lớn. Đặc biệt, trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 khiến hoạt động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020 vẫn đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2019; xuất siêu 19,1 tỷ USD – cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016. Với kim ngạch xuất nhập khẩu ấn tượng đã đưa Việt Nam xếp thứ 22 thế giới về quy mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu, đứng thứ 26 về quy mô thương mại quốc tế. Trên đây chỉ là một phần nhỏ về thành tựu kinh tế đất nước ta đạt được sau 35 năm đổi mới.

Biết rằng mọi sự so sánh đều là khập khiễng, thế nhưng  kém hiểu biết lịch sử, địa lý, chính trị – kinh tế nhưng Việt Tân lại “mượn gió bẻ măng, giỏi so sánh mù” kinh tế giữa các quốc gia, cố tình “thổi phồng thành tích” theo ý đồ của chúng. Chúng phải biết rằng sự phát triển về kinh tế – xã hội không hoàn toàn là việc lựa chọn hình thái kinh tế xã hội mà nhiều yếu tố khách quan khác tổng hợp lại. Vậy nên, Việt Tân cần phải học lại lịch sử, hãy tôn trọng độc lập, tự chủ và quyền lựa chọn của mỗi quốc gia. Cứ chắp vá thông tin, so sánh khập khiểng, tung tin nhảm nhí thế này thì ai mà “dám tin Việt Tân”.

MINH-NGỌC

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây