Nhà tù và trại giam là 2 từ được dùng chính thức, phổ biến trên thế giới. Ngoài ra còn có nhiều từ khác được dùng không chính thức để chỉ nhà tù như: nhà đá, nhà lao, ngục, xà lim, khám, chuồng cọp … Ở Việt Nam từ “trại giam” được dùng một cách chính thức, có giá trị pháp lý.
Trong thời kỳ chiến tranh, ở Việt Nam có các nhà tù như Hỏa Lò, Côn Đảo, Sơn La … Trong các nhà tù này, các tù nhân phải chịu chế độ giam cầm hà khắc, lao dịch nặng nề, môi trường sống thiếu vệ sinh, chế độ ăn uống kham khổ đã nhanh chóng vắt kiệt sức lực của tù nhân khiến nhiều người đã chết tại Nhà tù khi chưa hết thời hạn bị giam giữ.
Hiện nay, ở một số quốc gia nhà tù đơn thuần chỉ được dùng làm nơi giam giữ, quản lý, cách ly tù nhân khỏi đời sống xã hội. Ở một số quốc gia khác nhà tù còn có nhiệm vụ giáo dục, cải tạo tù nhân, giúp họ xóa đi những cái xấu, trở thành những công dân có ích cho xã hội. Ở Việt Nam, trại giam không những là một trong những cơ quan thi hành án hình sự mà trại giam còn là một “trường dạy nghề” giúp cho những công dân tương lai nhận thức được giá trị của sức lao động.
Phạm nhân là người bị kết án phạt tù, bị cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định theo bản án. Trong quá trình chấp hành án, họ có nghĩa vụ lao động, học tập, cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, họ không được hưởng tất cả các quyền con người, quyền công dân giống như những công dân khác đang ở ngoài xã hội. Việc xác định các quyền cụ thể của phạm nhân bảo đảm tính nhân đạo, tính khả thi, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và khả năng đáp ứng của Nhà nước.
Luật Thi hành án hình sự của nước CHXHCN Việt Nam đã có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân. Theo đó, phạm nhân cần có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền… Phạm nhân cũng có quyền được chăm sóc y tế, khám bệnh, chữa bệnh; có các chế độ về ăn, mặc, ở, các chế độ về lao động, học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí; thăm gặp thân nhân, nhận thư, quà… (xem chi tiết trong Nghị định 133/2020/NĐ-CP). Thậm chí, trại giam không phải là nơi dành cho những phụ nữ mang thai, càng không phải là chỗ cho những đứa trẻ … Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, có những phạm nhân nữ buộc phải sinh nở trong trại hoặc đưa con vào ở cùng vì không có người nuôi dưỡng thì đều có những chế độ nghỉ ngơi, chăm sóc đặc biệt hơn những phạm nhân khác.
Tại Điều 3 Pháp lệnh thi hành án phạt tù đã nêu rõ: “Trong thời hạn chấp hành hình phạt, người bị kết án tù phải bị giam giữ, lao động và học tập theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên với các phạm nhân có kết quả cải tạo tốt thì đều sẽ được xem xét đặc xá giảm án tù và có thể được trở về là một công dân bình thường. Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam thì sẽ kí quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn hàng năm của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt. Năm 2021 có 3.026 phạm nhân và năm 2022 có 2.434 phạm nhân được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam kí đặc xá.
Việc sinh, tử là không thể do ý muốn chủ quan của mỗi người. Một con người còn trẻ cũng có thể đột tử khi đang trên giường ngủ do những căn bệnh đột phát bất ngờ cũng cần phải có hệ thống pháp y sau một thời gian cần thiết mới có thể xác định rõ nguyên nhân. Ở đây một tù nhân đã cao tuổi với án chung thân như Phan Văn Thu (74 tuổi) đã chết sau 19 năm thi hành án mà Việt Tân lại phát biểu quy một cách trắng trợn là do cách làm việc của trại giam? Vậy Việt Tân nói thế nào về chế độ giam giữ, những hình phạt và cái chết của các tù nhân trong các nhà tù Hỏa Lò, Côn Đảo, Sơn La … trong những năm đế quôc Pháp, Mĩ sang cai trị Việt Nam? Hay mỗi tù nhân ở trong trại giam với chế độ về ăn uống, thuốc men theo quy định nhưng lại phải bất tử thì mới là đúng? Việt Tân có phải là một đứa trẻ lên 3 hay không đấy? Việt Tân đừng có xây dựng niềm tin cho những con người hiểu biết chưa đầy đủ bằng ngòi bút cùn, những kết luận xằng bậy như vậy nữa nhé!
– Thu Hiền –
Nguồn: Đấu trường Dân chủ