Trang chủ Luận bàn - Phản biện Cảnh giác thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá...

Cảnh giác thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá nền kinh tế Việt Nam

122
0

Trong thời gian gần đây, dễ thấy rằng các tổ chức phản động trong và ngoài nước song song đăng tải các bài viết công kích “dân chủ”, “nhân quyền” của Việt Nam. Chúng còn hướng sang đánh phá vào nền tài chính – kinh tế của nước ta với những luận điệu xuyên tạc cho rằng nền tài chính – kinh tế Việt Nam đang khủng hoảng và “kiệt quệ”! Vậy thì sự thật như thế nào, mục đích đánh phá mới của bọn phản động là gì và chúng ta nên làm gì? Để rộng đường dư luận, tác giả xin trình bày mấy vấn đề dưới đây.

Cảnh giác thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá nền kinh tế Việt Nam

Tài chính – kinh tế là xương sống duy trì sự ổn định và phát triển của mỗi quốc gia. Khi nó bị khủng hoảng và bị phá vỡ đồng nghĩa với quốc gia đó sụp đổ. Và thời cơ để “hành động” tốt nhất chính là thời điểm mà nền kinh tế quốc gia chịu sức ép bởi lạm phát và tác động tiêu cực từ sự xáo trộn của nền chính trị thế giới và khu vực như lúc này.

Lý thuyết kinh tế chỉ ra, lạm phát là sự gia tăng liên tục mức giá trung bình của mọi hàng hoá và dịch vụ tăng lên trên phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, một khu vực hay trên toàn thế giới. Đồng nghĩa, nó là sự sụt giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của những quốc gia khác hoặc với sự giảm đi sức mua của đồng tiền pháp định với chính nó trong quá khứ. Lạm phát có 3 loại chính là: lạm phát vừa phải (ở mức 1 con số); lạm phát phi mã (ở mức 2 đến 3 con số; siêu lạm phát (lạm phát tăng với tốc độ vượt xa lạm phát phi mã).

Trong thời điểm gần đây, trước sự ảnh hưởng của xung đột quân sự Nga – Ukraine, tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, nền kinh tế thế giới xảy ra nhiều xáo trộn, đặc biệt là sự đứt gãy các chuỗi cung ứng dẫn đến sự gia tăng giá cả các loại mặt hàng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng mà trước hết là nhiên liệu như: dầu mỏ, xăng, khí đốt,… Việc giá nhiên liệu tăng dẫn đến giá vận chuyển sản phẩm cung ứng cho thị trường không ngừng tăng lên, người dân phải chi trả một khoản tiền lớn hơn để mua được nhu, yếu phẩm cần thiết. Việc nguồn cung nhiên liệu thiếu cũng dẫn đến hậu quả là nền sản xuất bị đình trệ vì nguyên liệu không đến được nơi sản xuất, các cơ sở sản xuất không đủ khả năng duy trì các dây chuyền tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường. Sự khan hiếm các mặt hàng cộng với sự đầu cơ và thổi giá của những nhà kinh doanh làm cho giá cả không ngừng leo thang!

Mặt khác, do dòng tiền trong dân cư bị chuyển hướng sang chi trả cho các nhu cầu đời sống hàng ngày dẫn đến việc đầu tư cho kinh doanh giảm đi không ngừng. Giờ đây, người dân buộc phải mất những khoản tiền lớn hơn để phục vụ cho nhu cầu “tồn tại”. Điển hình, như tình trạng giá dầu, khí đốt khu vực châu Âu tăng không ngừng hay giá xăng và tình trạng khan hiếm nhiên liệu tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực trong thời gian vừa qua.

Bản chất hoạt động của các ngân hàng là kinh doanh “tiền” thông qua việc sử dụng lãi suất như một công cụ hữu hiệu để thu hút nguồn tiền trong dân sang đầu tư các lĩnh vực khác mà ở Việt Nam trong những năm gần đây, điển hình là bất động sản. Khi lượng tiền trong lưu thông ngày càng nhiều dẫn đến lạm phát thì các ngân hàng nhà nước buộc phải điều chỉnh bằng cách thu hồi tiền lưu thông trên thị trường thông qua điều chỉnh tăng lãi suất. Tuy nhiên, việc nguồn tiền đã chảy hết vào việc duy trì sự “tồn tại” (đối với người dân thường) và duy trì sản xuất với quy mô vừa đủ (đối với các cơ sở sản xuất) dẫn đến việc cho dù lãi suất ngân hàng có tăng cao hơn đi nữa thì nguồn tiền gửi cũng không thể tăng thêm cho đến khi tiền trong dân cạn kiệt. Chính vì vậy, toàn bộ các hệ thống bất động sản bị “đắp chiếu” vì dân không còn có tiền đủ để mua. Thêm vào đó, các nhà đầu cơ bất động sản lại đang “nằm im” chờ Luật đất đai mới. Thị trường bất động sản “đóng băng” thậm chí bị “tan vỡ” tác động ngược lại với hệ thống ngân hàng bởi vì không phải điều gì khác, chính “kinh doanh bất động sản” là một trong những hạng mục đầu tư chủ yếu mang lại lợi ích kinh tế vô cùng lớn với hệ thống các ngân hàng. Mối quan hệ tác động qua lại đó làm cho mọi tác động xấu đến một trong hai vế của cán cân, hoặc ngân hàng, hoặc bất động sản thì đều làm cho thị trường tài chính bị xáo trộn nghiêm trọng dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

Một vấn đề khác có thể kể đến trong thị trường tài chính đó là “giá trị của đồng tiền”. Từ năm 1973, sau khi FED (Cục dự trữ Liên bang Mỹ) bắt đầu từ bỏ chế độ bản vị vàng kéo theo sự sụp đổ hoặc mất tác dụng của bản vị vàng trên hầu hết các nền kinh tế của các quốc gia trên phạm vi toàn thế giới. Hiện nay, đa phần giá trị của tiền dựa trên độ tín nhiệm của quốc gia trên địa chính trị quốc tế, khả năng chi phối về quân sự và khả năng tăng trưởng GDP của mỗi quốc gia. Điều này đã tạo nên một yếu tố vừa ảo, vừa thật tác động đến nền tài chính, đó là Tiền pháp định. Việc đồng tiền không còn gắn với lượng vàng dự trữ trong kho làm phát sinh nhu cầu về hình thành bản vị mới. Đó là lý do cho “bản vị đô la” và “bản vị dầu mỏ”. Điển hình cho việc này là hành động của chính phủ Liên bang Nga trong việc neo giá dầu và khí đốt vào giá vàng mà giá vàng thì liên quan mật thiết đến mệnh giá của Đô la, thông qua đó tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế Nga trước các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU.

Với những phân tích trên, có thể giúp người đọc phần nào hình dung được mối quan hệ và tác động tiêu cực vô cùng lớn bởi các vấn đề chính trị trong thời gian gần đây đến nền kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia phát triển nhanh về kinh tế, nhưng điều đó cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn và hết sức nhạy cảm với sự thay đổi của nền tài chính thế giới. Trên phạm vi khu vực và trên thế giới, trong giai đoạn hiện nay, không chỉ Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều chịu tác động chung, thậm chí lâm vào khủng hoảng kinh tế. Dễ thấy nhất là lạm phát tăng cao và khủng hoảng khí đốt, nhiên liệu của EU.

Mặc dù, những tàn dư của những “lỗ hổng” của quản lý kinh tế giai đoạn trước còn lại vẫn đang phải tiếp tục xử lý và thanh trừ như: vụ việc của ngân hàng SCB, nạn đầu cơ đất đai,… nhưng trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã có nhiều biện pháp để điều chỉnh nền tài chính nhằm chống chịu, khắc phục và giảm nhẹ những tác động xấu này đến kinh tế, xã hội trong nước như: cố gắng duy trì lượng nhiên liệu (xăng, khí đốt) cung cấp cho thị trường; bình ổn giá cả các mặt hàng trong lưu thông nhất là giá xăng; xiết chặt thị trường bất động sản; hạn chế thanh khoản ngân hàng và tín dụng; xúc tiến hoàn thiện Luật đất đai mới; điều tra và xử lý các trường hợp thao túng thị trường chứng khoán, phát hành trái phát luật các trái phiếu doanh nghiệp như Vạn Thịnh Phát, Tân Hoàng Minh, FLC… với mục đích tạo ra một thị trường tài chính bình ổn, lành mạnh và những thành tựu nhất định của nền kinh tế.

Bằng chứng cho những kết quả trên là Trong Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) cập nhật 2022, công bố ngày 21/9, tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đánh giá sự bền vững của tài chính – kinh tế Việt Nam hậu Covid-19 và xung đột quân sự Nga – Ukrraine, đồng thời giữ nguyên triển vọng kinh tế Việt Nam tăng trưởng GDP 6,5% trong năm 2022 và 6,7% năm 2023. Tổ chức kinh tế thế giới IMF cũng nhận định: Sự phát triển kinh tế của Việt Nam đứng đầu ASEAN-5 với tăng trưởng dự báo đạt 7% trong năm 2022 so với mức 2,6% của năm 2021, và có thể đạt 6,2% trong năm 2023.

Có một câu nói rằng “Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì nhưng một nửa sự thật thì khồn phải là sự thật”. Vậy thì, mục đích của việc chỉ nêu một nửa vấn đề về những mặt trái của nền kinh tế nhưng không đề cập đến bối cảnh chung nền kinh tế thế giới, cũng như những thành công đã đạt được và những biện pháp và Chính phủ đang tiến hành là gì? Không gì khác, mục đích duy nhất của các tổ chức phản động trong và ngoài nước trong thời gian gần đây chính là đánh phá vào nền kinh tế của đất nước, gây khủng hoảng lòng tin của nhân dân, phá hoại nền tài chính, “xô đổ” hệ thống ngân hàng với mục tiêu sau cùng là “đập vỡ” hệ thống tài chính – kinh tế, xương sống duy trì sự tồn vong và phát triển của đất nước.

Bởi vậy, mỗi người yêu nước cần phải tỉnh táo để hiểu rõ mục đích, thủ đoạn và dã tâm của bọn phản động; tin tưởng tuyệt đối những quyết sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Có như vậy, mới có thể duy trì sự ổn định và phát triển của đất nước, đập tan âm mưu thâm độc của bọn phản động muốn phá hoại sự bình yên của đất nước Việt Nam!

HOÀNG – NINH

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây