Việc đưa lao động Việt Nam đi lao động nước ngoài không chỉ góp phần vào công tác giải quyết việc làm, mà còn giúp cải thiện đời sống của người lao động và gia đình. Bên cạnh đó, người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn nâng cao được trình độ kỹ năng nghề, tiếp thu được kiến thức, ngoại ngữ và tác phong làm việc tiên tiến từ nước ngoài, trở thành nguồn nhân lực quan trọng sau khi về nước.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn méo mó của Việt Tân mục đích xuất khẩu lao động của Việt Nam bị xuyên tạc thành bán sức lao động của người dân để kiếm lợi nhuận cho Đảng, cho chế độ. Để kích động Việt Tân còn so sánh sự bóc lột của chủ nô với nô lệ. Đó là luận điệu xuyên tạc thể hiện sự kém hiểu biết và phản động của Việt Tân.
Chúng ta đều biết rằng Việt Nam đã vươn lên từ một quốc gia bị chiến tranh tàn phá, bị bao vây cấm vận, kém phát triển trở thành một quốc gia có quan hệ quốc tế sâu rộng, là thành viên của hầu hết các tổ chức kinh tế thương mại lớn nhất thế giới. Đó là thành tựu to lớn, hiện nay Việt Nam là quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình, tuy nhiên kinh tế Việt Nam vẫn còn khoảng cách với các quốc gia phát triển, nhất là về thu nhập bình quân đầu người.
Theo số liệu báo cáo từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội), trong 5 năm gần đây, mỗi năm tăng thêm khoảng 10.000 người. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng, chế tạo, may mặc, giầy da, lắp ráp điện tử, giúp việc gia đình, chăm sóc người già, người bệnh, nông nghiệp, thủy sản,… Trong đó, phần lớn người lao động đi làm việc ở các nước Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc là những thị trường có thu nhập khá cao, khoảng 1.200 – 1.400 USD/tháng ở Hàn Quốc, Nhật Bản; 700 – 800 USD/tháng ở Đài Loan (Trung Quốc), châu Âu; 400 – 600 USD/tháng ở thị trường Trung Đông, châu Phi và Malaysia. Đó là nguồn thu nhập cao so với lao động trong nước.
Là một quốc gia có dân số đông, nguồn lao động dồi dào việc xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân trước hết là gia đình người dân đi xuất khẩu lao động, họ có nguồn vốn để về nước tiếp tục đầu tư làm ăn trong nước, không chỉ vậy môi trường lao động ở nước ngoài giúp họ tiếp thu kiến thức, nâng cao trình độ khi về nước có tay nghề để tiếp tục lao động, cống hiến. Mục đích hoàn toàn không như luận điệu xuyên tạc của Việt Tân cho rằng người lao động xuất khẩu như nô lệ, kiếm tiền về cho chủ nô, hoàn toàn không phải người lao động kiến tiền về nuôi chế độ cộng sản.
Thực tế, không phải chỉ Việt Nam xuất khẩu lao động mà nhiều quốc gia đang phát triển cũng tăng cường xuất khẩu lao động, có những quốc gia xuất khẩu lao động trở thành động lực quan trọng để phát triển đất nước như Philippine hiện nay, Philippines là quốc gia có số kiều hối chuyển về nước cao thứ tư thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và Mexico. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), lĩnh vực xuất khẩu lao động đang đóng góp tới 12% GDP của Philippines với khoảng 20 tỷ USD do lao động làm việc ở nước ngoài gửi về. Vậy đâu phải chỉ chế độ cộng sản Việt Nam mới có người dân đi xuất khẩu lao động.
Như vậy, với luận điệu của Việt Tân thì cứ xuất khẩu lao động là đi làm nô lệ là mang nguồn lợi về cho chế độ cộng sản Việt Nam, cho Đảng còn người dân không được hưởng lợi gì là hoàn toàn sai trái, bịa đặt hòng kích động người dân kém hiểu biết chống phá chế độ. Người dân hiểu biết dễ dàng nhận thấy thực tế những người đi lao động xuất khẩu đã giúp thay đổi kinh tế của không chỉ gia đình mà cả một vùng quê. Nhiều hộ gia đình vươn lên thành khá giả, giàu có, có vốn làm ăn phát triển kinh tế nhờ xuất khẩu lao động. Vậy thực tế nguồn lợi người lao động thu về đều phục vụ cuộc sông của chính người lao động, người dân.
-Trần Sơn-
Nguồn: Đấu trường Dân chủ