Trang chủ Luận bàn - Phản biện Quốc tang ở Hàn Quốc và những luận điệu mù quáng

Quốc tang ở Hàn Quốc và những luận điệu mù quáng

125
0

Hàn Quốc xảy ra thảm kịch dịp lễ hội Halloween khiến cho 154 người thiệt mạng, và Tổng thống Hàn Quốc đã quyết định tổ chức quốc tang. Ngay lập tức xuất hiện luận điệu, vì sao nước người ta thiệt hại có hơn 150 người mà đã tổ chức quốc tang, còn Việt Nam đợt dịch Covid có hàng chục nghìn người chết mà không tổ chức.

Quốc tang ở Hàn Quốc và những luận điệu mù quángHiện trường sự việc tại Hàn Quốc

Với câu hỏi ngô nghê như thế này, ai đó chỉ cần vài giây tìm kiếm trên mạng cũng biết rõ là trong đợt dịch Covid-19, Hàn Quốc có tới gần 30 nghìn người thiệt mạng, nhiều hơn Việt Nam nhưng họ cũng không hề tổ chức quốc tang. Nước Mỹ cũng đã có hơn 1 triệu người chết vì đại dịch Covid, một con số kinh khủng, nhưng họ cũng không tổ chức quốc tang. Dù nghĩa tử là nghĩa tận, mạng người nào cũng quý giá, nhưng quốc tang không phải là hình thức mà thích thì làm, muốn tổ chức lúc nào cũng được. Mỗi một con người khi qua đời đều được người thân, bạn bè tổ chức tang lễ, còn quốc tang là cả nước để tang, và như vậy nó là một đặc quyền chỉ dành cho một số rất rất ít cá nhân có tầm ảnh hưởng.

Quốc tang, theo định nghĩa của từ điển Merriam-Webster là một nghi lễ an táng dành cho người đứng đầu một quốc gia, hoặc một người rất quan trọng. Tuy vậy, không phải quốc tang ở quốc gia nào cũng giống nhau, và có những quy định hết sức chặt chẽ. Tại Hàn Quốc, có hai hình thức tang lễ toàn quốc, đó là Quốc tang và Quốc dân tang. Quốc tang chỉ dành cho Tổng thống và nhân sĩ có công kéo dài 9 ngày. Quốc dân tang, kéo dài 7 ngày dành cho các nhân vật có công đặc biệt với quốc gia. Hàn Quốc đã tổ chức quốc tang cho tổng thống Park Chung-hee vào 1979. Chiếu theo quy định này thì tương đối khó lý giải cho quyết định ban bố quốc tang đối với vụ giẫm đạp ngày Halloween ở Hàn Quốc.

Khi ban bố lệnh quốc tang, chính quyền sẽ phải chi tiêu một khoản ngân sách không nhỏ để dành cho các hoạt động tưởng niệm cũng như đình chỉ nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, kinh tế. Đứng ở góc độ vĩ mô, ta cần hiểu quốc tang cũng như các hoạt động lớn của mỗi quốc gia, cần phải áp dụng phù hợp, đúng hoàn cảnh, và phải quy định chặt chẽ vì quốc tang cũng đồng nghĩa với việc có một hay một số không nhiều cá nhân đang được ưu tiên hơn những người khác. Tại Nhật, khi cựu Thủ tướng Shinzo Abe qua đời vì bị ám sát, bất chấp những thành tựu “khổng lồ” trong giai đoạn nắm quyền, gần một nửa số người Nhật được phỏng vấn tỏ ý phản đối khi chính quyền tổ chức quốc tang cho ông Abe, cũng vì ở Nhật chưa có những quy định cụ thể.

Như vậy, quốc tang là việc riêng của mỗi quốc gia, thậm chí đến từ quyết định riêng ở từng thời điểm, và không thể so sánh. Người Hàn chưa hề so sánh vì sao các nạn nhân Covid không được tổ chức quốc tang, và nực cười Việt Tân lại đem chuyện ở Việt Nam ra để so sánh. Chuyện quốc gia là hệ trọng, không thể nói bừa, các nhà lãnh đạo có tâm và tầm thường luôn phải cân nhắc giữa xúc cảm cá nhân (sự đau thương trước thảm họa) với lý trí (quy định sử dụng ngân sách và nguồn lực quốc gia). Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác thương cảm các nạn nhân Hàn Quốc, đồng cảm với quyết định tổ chức quốc tang của Thủ tướng nước này, nhưng Việt Nam có quy định riêng của mình về việc sử dụng công quỹ quốc gia. Việc lợi dụng điều đó để đưa ra những so sánh bậy bạ là điều đáng lên án.

An Diễm

Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây