Để thực hiện chiến dịch tẩy chay Việt Nam ứng cử vào Hội đồng nhân quyền LHQ, Tổ chức Giám sát Nhân quyền quốc tế Human Rights Watch (HRW) đã ăng ẳng lên rằng “tù nhân lương tâm Huỳnh Thục Vy tố cáo việc bị cán bộ Trại Gia Trung đánh, bóp cổ”.
Vẫn chiến thuật “cả vú lấp miệng em”, RFA đưa tin rất ất ơ rằng, “ngày 10/10, thân nhân bà Huỳnh Thục Vy cho biết trong cuộc gặp hôm 9/10 tại trại giam, bà Vy nói với con gái nhỏ 6 tuổi về việc bị đánh đập trong tù, trên đường về cháu thuật lại với ông ngoại”. Tất nhiên, đó chỉ là thông tin mà RFA nhét vào mồm bé gái, rồi tọng tiếp vào mồm ông ngoại của cháu, sau đó ông này nôn ra cho HRW chế biến thành tin bài.
Thật nực cười, một gã tây lông mặt trơ trán bóng là Phil Robertson, hiện là Phó Giám đốc Phân ban Châu Á của HRW ngay lập tức “nêu quan điểm trong thông cáo ra ngày 11/10 như sau: “Các thông tin gần đây về việc quản giáo đánh đập, ngược đãi tù chính trị cần được gióng lên cảnh báo thực tế hoàn toàn không có cam kết của chính phủ Việt Nam về tôn trọng nhân quyền; ngay khi mà Hà Nội đang chạy đua cho chiếc ghế thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.” và “không thể để diễn ra tình cảnh một bé gái phải chuyển tải thông tin khó khăn rằng mẹ cháu bị ngược đãi trong tù; thế nhưng đó lại là điều mà cháu phải chịu. Cơ quan chức năng Việt Nam phải tiến hành ngay cuộc điều tra đến nơi đến chốn và minh bạch về cáo buộc đánh đập và bóp cổ đối với bà Vy tại Trại giam Gia Trung; cũng như những cáo buộc ngược đãi tại những trại giam khác ở Việt Nam để quy buộc trách nhiệm đối với những kẻ xuống tay tàn bạo với tù nhân”.
Cũng nhân cơ hội này Phil Robertson gào lên rằng, “quản giáo nhà tù phạm tội ngược đãi những tù chính trị mà lẽ ra ngay từ đầu họ không thể bị giam cầm chỉ vì thực thi các quyền tự do lập hội, tự do ngôn luận, tự do biểu tình ôn hòa” rồi lập lại kêu gọi “Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho hơn 150 tù chính trị đang phải thụ án tại nhiều nhà tù trên cả nước”. Dĩ nhiên, cũng như mọi khi, Phil Robertson cũng không có một minh chứng nào cho nhận xét hỗn láo của mình.
Thực tế, cán bộ trại giam Gia Trung nói rằng, “không có ai dỗi hơi đi gây sự hay động chân động tay với Huỳnh Thục Vy, cho dù cô này rất láo và thương xuyên có hành vi côn đồ”. Chính em trai của Huỳnh Thục Vy cũng xác nhận rằng, Vy đã đập vỡ điện thoại của trại, nhưng “không bị kỷ luật và vẫn được đối xử bình thường”.
Đây không phải là lần đầu tiên Phil Robertson chõ mõm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam và cũng không phải lần đầu tên lưu manh này la liếm chuyện của Huỳnh Thục Vy.
Còn nhớ vào ngày 1/12/2021, khi Huỳnh Thục Vy buộc phải chấp hành bản án với tội danh “Xúc phạm Quốc kỳ” thì Phil Robertson cũng đã la làng lên rằng: “Một người mẹ của một con trai hai tuổi và một con gái năm tuổi đáng được ở cùng con chứ không phải ở tù, vì vậy hành động mới nhất này của cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk là thái quá và không thể chấp nhận được”. Phil Robertson còn trơ tráo nói rằng: “Thực ra, việc tạt sơn trắng lên lá cờ không nên bị coi là một tội, nên lẽ ra Huỳnh Thục Vy ngay từ đầu đã không bị bỏ tù”, và “Bản án tù của cô ấy chỉ đơn giản là sự trả đũa của chính phủ đối với một công dân thẳng thắn thực hiện các quyền của cô ấy”.
Nhắc lại rằng, Huỳnh Thục Vy bị TAND TX Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk tuyên phạt 2 năm 9 tháng tù vào hôm 30/11/2018, vì tội “xúc phạm Quốc kỳ” theo quy định tại Điều 276 BLHS. Tuy nhiên, do Huỳnh Thục Vy đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nên được tại ngoại, khi con đủ 36 tháng tuổi sẽ tiếp tục chấp hành bản án trên. Đây chính là hành động cực kỳ nhân văn của nhà nước Việt Nam đối với Huỳnh Thục Vy.
Mặc dù đang được hoãn thi hành án phạt tù do có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, nhưng thay vì ăn năn hối cải, trong thời gian được tạm hoãn chấp hành án phạt tù, Huỳnh Thục Vy lại tiếp tục có những hành vi chống đối chính quyền, vi phạm pháp luật.
Hành vi của Huỳnh Thục Vy đã vi phạm nghiêm trọng quy định tại khoản 4 Điều 25 Luật thi hành án hình sự 2019. Theo đó, “trong thời gian được hoãn chấp hành án mà người được hoãn chấp hành án phạt tù lại thực hiện hành vi phạm tội mới, bỏ trốn hoặc vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người được hoãn chấp hành án báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để đề nghị Chánh án Tòa án có thẩm quyền xem xét ra quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án phạt tù”.
Trên thực tế, trong thời gian hoãn chấp hành án phạt tù, Huỳnh Thục Vy đã liên tục vi phạm lệnh cấm đi khỏi nơi cứ trú. Vì vi phạm này, ngày 14/6/2019, UBND phường Thống Nhất, TX Buôn Hồ, tỉnh ĐăkLăk đã ban hành quyết định xử phạt hành chính 2.500.000 đồng đối với Huỳnh Thục Vy. Theo đó, Huỳnh Thục Vy phải nộp phạt trong thời gian 10 ngày, và sẽ bị cưỡng chế thi hành, trong trường hợp không thi hành đóng phạt.
Về chuyện tự ý rời khỏi nơi cư trú, chính Huỳnh Thục Vy đã trả lời RFA thể hiện sự chống đối, không chấp hành pháp luật. Xin được trích nguyên văn:
“Từ hồi phiên tòa đưa ra quyết định cấm mình rời khỏi nơi cư trú, nhưng thực ra mình rời khỏi nơi cư trú nhiều lần vì có rất nhiều công việc cần phải đi ra khỏi phường và hôm trước họ đưa cho mình một cái biên bản về việc vi phạm hành chính. Bây giờ họ lại đưa quyết định xử phạt hành chính, theo đúng trình tự pháp luật của Nhà nước Việt Nam quy định. Theo quan điểm của mình thì phiên tòa xét xử mình hồi tháng 11 năm ngoái, mình xem cả bản án và tất cả lệnh cấm rời khỏi nơi cư trú hay cấm xuất cảnh là đàn áp nhân quyền đối với mình và mình không có tội gì cả khi mình chỉ sơn lên lá cờ. Mình đã tuyên bố là mình vô tội.
Năm 2011, ba cha con mình đã bị xử phạt hành chính vì viết blog và đăng tải các bài viết chỉ trích chính quyền trên mạng. Mặc dù bị phạt rất nặng nhưng gia đình mình đã không nộp phạt vì mình coi thường và chối bỏ những quyết định và các lệnh mà chính quyền này áp đặt lên bản thân và gia đình mình. Mình coi các công việc mình làm là theo lương tâm và không có vi phạm luật pháp nêu đứng dưới góc nhìn của công ước quốc tế. Để thể hiện sự bất tuân dân sự thì mình không sẽ bao giờ đóng phạt hết.”
Như vậy, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật hôm 30/11/2018 đến 30/11/2021 đã tròn 3 năm, con của Huỳnh Thục Vy đã trên 36 tháng tuổi và đây là thời điểm mà Huỳnh Thục Vy buộc phải thi hành án theo quy định của pháp luật.
Một sự việc hiển nhiên như thế mà gã chó ghẻ Phil Robertson cũng cố chõ mõm vào ẳng lên cho bằng được. Rất không may cho Phil Robertson, Việt Nam đã trúng cứ Hội đồng nhân quyền LQH với số phiếu rất cao. Điều đó không chỉ chứng tỏ uy tín của Việt Nam trên lĩnh vực nhân quyền mà còn thể hiện rằng, những hành động xuyên tạc, vu cáo, bịa đặt của những kẻ như Phil Robertson đã lỗi thời.
Ong Bắp Cày
Nguồn: Tre làng