Trang chủ Luận bàn - Phản biện Việt Tân cố tình “đánh lận con đen” trong phòng chống tham...

Việt Tân cố tình “đánh lận con đen” trong phòng chống tham nhũng ở Việt Nam

487
0

Tham nhũng là một hiện tượng tồn tại tất yếu khách quan trong xã hội có phân chia giai cấp. Nước ta đang thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội nên phải chấp nhận những tàn dư của xã hội cũ để lại. Công cuộc phòng chống tham nhũng là để răn đe, loại bỏ các tàn dư cũ đó. Khẳng định công cuộc phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện đang đạt được những thành công nhất định đó là đã loại bỏ được những phần tử thoái hóa biến chất làm suy yếu Đảng từ bên trong. Tuy nhiên, một số tổ chức và phần tử phản động luôn luôn sử dụng các thủ đoạn bẩn thỉu cố tình đánh lạc hướng dư luận hiểu sai về những gì mà Đảng, Nhà nước ta đang làm.

Bất cứ một quốc gia nào, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, nếu không có cơ chế, biện pháp kiểm soát, quản lý chặt chẽ đều có thể dẫn đến tham nhũng, quan liêu, suy thoái, biến chất. Việt Nam đang ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nền kinh tế thị trường cũng nằm trong quy luật đó. Đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực sự “đã trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược”, nhằm làm trong sạch nội bộ Đảng ta, trong sạch bộ máy công quyền góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; là yếu tố quan trọng giúp đất nước phát triển.

Tuy nhiên, trên trang Facebook Việt Tân ngày 14 tháng 10 có tin bài “THANH TRỪNG THAM NHŨNG, LIỆU CÓ DI.ỆT TR.Ừ ĐƯỢC HẾT THAM NHŨNG?” của Trần Diệu Chân. Trong bài viết đưa ra những luận điệu xuyên tạc, thù hằn và sai về bản chất của công cuộc phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay.

Việt Tân cố tình

Thứ nhất, chúng ta hiểu về thanh trừng “Thanh trừng là thủ đoạn chính trị đơn phương nhằm gạt bỏ những người có tư tưởng và hành vi chống đối các quan điểm chính thống và hoạt động của một tổ chức đảng, một phong trào hay một chính quyền nào đó”. “Phòng chống tham nhũng là cách thức các tổ chức trong hệ thống chính trị đưa ra quy định để răn đe, ngăn chặn những hành vi của người có chức vụ, quyền hạn sử dụng chức vụ quyền hạn của mình làm trái pháp luật để mưu cầu lợi ích riêng”. Công cuộc phòng chống tham nhũng ở nước ta không phải là cuộc thanh trừng tham nhũng. Xin khẳng định rằng công cuộc phòng chống tham nhũng này còn diễn ra khó khăn, phức tạp và  không có vùng cấm.

Thứ hai, tham nhũng là một hiện tượng tồn tại tất yếu khách quan trong xã hội có phân chia giai cấp. Nước ta đang thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội nên phải chấp nhận những tàn dư của xã hội cũ để lại. Công cuộc phòng chống tham nhũng là để răn đe, loại bỏ các tàn dư cũ đó. Khẳng định công cuộc phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện đang đạt được những thành công nhất định đó là đã loại bỏ được những phần tử thoái hóa biến chất làm suy yếu Đảng từ bên trong. Mọi vụ án tham nhũng đã phát hiện đều được điều tra một cách chặt chẽ, xét xử đúng người, đúng tội, đúng quy định của Nhà nước, không loại trừ một ai dù người đó ở cương vị nào và hiện nay đã thành lập ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng ở cấp tỉnh. Điều này cũng cho thấy sự quyết liệt trong phòng chống tham nhũng mà Đảng ta đang tiến hành.

Thứ ba, trong bài viết nêu quan điểm “Muốn thực lòng diệt trừ tham nhũng thì không thể tiếp tục độc đảng, độc tài, không thể thiếu tự do báo chí và tự do ngôn luận, càng không thể thiếu một hệ thống pháp luật nghiêm minh, không thể thiếu sự minh bạch trong guồng máy nhà nước, và những người có can đảm tố giác tham nhũng sai trái phải được bảo vệ”. Xin thưa rằng quan điểm này mang tính thù hằn cá nhân, lấy quan điểm của một người để áp đặt cho một thể chế đang vận hành đúng quy luật của xã hội loài người từ thấp đến cao và cuối cùng là chế độ chủ nghĩa cộng sản ở hình thức thấp đó là chủ nghĩa xã hội; bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Vậy tại sao lại đưa ra luận điệu “động cơ đốt là không phải làm sạch guồng máy nhà nước, mà là triệt hạ đối thủ để thu tóm và củng cố quyền lực độc tôn”. Cái nhìn của tác giả không phải vì sự phát triển của đất nước, của xã hội mà vì mục đích cá nhân thấp kém đó là đánh lận con đen để đánh lừa dư luận.

Số liệu của các tổ chức phi chính phủ đưa ra chỉ mang tính chất cơ học, hãy để chính người dân của Việt Nam đánh giá về sự tư do, dân chủ trong chính nơi họ sống.

Bạn đọc hãy thận trọng và thông minh trong tiếp nhận thông tin để không bị các thế lực thù địch đánh lừa về mặt thông tin. Nhìn vào công cuộc phòng chống tham nhũng hiện nay để biết đâu là đúng, đâu là sai. Công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng ta hiện nay là đúng đắn và không có vùng cấm. Văn kiện Đại hội XIII đã đưa ra nhiều chủ trương và giải pháp căn cơ quyết liệt về phòng, chống tham nhũng: “Triển khai đồng bộ có hiệu quả quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, bảo đảm đúng pháp luật. Thực hiện quyết liệt nghiêm minh có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng”. “Khẩn trương xây dựng cơ chế phòng ngừa, cơ chế răn đe để kiểm soát tham nhũng. Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Tiếp tục thực hiện chặt chẽ có hiệu quả về kê khai, kiểm soát, kê khai tài sản, thu nhập của đội ngũ cán bộ, công viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp”. “Nâng cao vai trò phát huy tính tích cực, chủ động và phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị xã hội, nhân dân, doanh nghiệp, báo chí trong phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng”. “Có cơ chế khuyến khích và bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí. Nâng cao hiệu quả công tác giám sát thanh tra, kiểm tra, làm tốt chức năng hỗ trợ thúc đẩy phát triển”.

VĂN TRỌNG – VĂN TUÂN

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây