Lợi dụng việc Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào” vừa được đơn vị tư vấn là đại diện Trường Đại học Giao thông – vận tải bổ sung, hoàn thiện báo cáo Sở GTVT Hà Nội lần thứ 3. Việt Tân đăng cả loạt bài viết để xuyên tạc, kích động người dân chống đối hướng lái dư luận theo hướng Hà Nội thu phí nhằm bòn rút tiền của dân. Vậy sự thật thế nào?
Thực tế, ùn tắc ở nhiều tuyến đường ra vào nội đô nhiều khung giờ đã gây thiệt hại lớn về kinh tế, tốn kém thời gian và tiền bạc của người dân. Hàng dài phương tiện ùn tắc không chỉ lãng phí nhiên liệu khi phương tiện vẫn phải nổ máy mà còn gây ô nhiễm không khí cục bộ tạo ra môi trường độc hại với sức khỏe người dân. Cái giá chúng ta phải trả là rất lớn. Do vậy, các giải pháp để giảm ùn tắc đã được tính đến và áp dụng như xây dựng thêm các công trình đường hầm, cầu vượt, mở rộng đường, quy hoạch phát triển phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên, các giải pháp đó tính hiệu quả vẫn chưa theo kịp sự phát triển của Hà Nội. Đòi hỏi phải có thêm giải pháp mạnh mẽ.
Việc thu phí vào nội đô thực tế chẳng phải sáng kiến của riêng Hà Nội hay Việt Nam mà nó là giải pháp chung của nhiều thành phố phát triển trên thế giới. Ở nhiều quốc gia phát triển, giải pháp thu phí vào nội đô các thành phố đã phát huy hiệu quả tích cực.
Thực tế, chúng ta xây dựng đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn Hà Nội cũng là ta học theo kinh nghiệm các nước và áp dụng phù hợp với Việt Nam mà thôi. Singapore được xem là quốc gia đầu tiên trên thế giới áp phí phương tiện đi vào trung tâm từ năm 1998. “Những chính sách này thực sự là công cụ giúp Singapore giảm thiểu ách tắc giao thông trong giờ cao điểm” – ông Vivek Vaidya tại công ty tư vấn kinh doanh Frost & Sullivan cho biết. Tại London, Anh, từ tháng 6/2020, mỗi tài xế phải trả khoảng 20 USD/ngày khi vào trung tâm thành phố. Ngoài Singapore, London (Anh), nhiều đô thị khác như Stockholm (Thụy Điển), Seoul (Hàn Quốc), Dubai (Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất) cũng đã áp dụng thành công mô hình thu phí vào nội đô và nhận được đánh giá cao.
Theo tính toán của các nhà nghiên cứu đề án thì giá thu phí không thể quá rẻ vì rẻ không có tác dụng thay đổi hành vi của người tham gia giao thông cũng không đắt quá sức của người dân cần phải đi lại. Đề án cũng đã tính đến các đối tượng người dân được ưu tiên, nên không có chuyện ảnh hưởng người dân đi khám chữa bệnh, cấp cứu…mà ngược lại đường thông thoáng càng thuận lợi cho người dân chứ không phải như Việt Tân xuyên tạc là đánh cả vào người nghèo, người bệnh.
Đề án cũng đã tính đến lượng phương tiện và cân đối thu chi thì số tiền thu về cũng chỉ đủ duy trì các trạm thu phí mà hoàn toàn không phải thu để tăng ngân sách cho Hà Nội, càng không phải để bòn rút tiền của dân như Việt Tân xuyên tạc.
Việc Singapore, London (Anh) và nhiều đô thị khác như Stockholm (Thụy Điển), Seoul (Hàn Quốc), Dubai (Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất)…những thành phố ở các quốc gia phát triển đã áp dụng thành công mô hình thu phí vào nội đô và nhận được đánh giá cao là một trong những cơ sở để khẳng định đề án thu phí phương tiện cơ giới vào nội đô của Hà Nội là đúng đắn và phù hợp xu thế chung của các nước tiên tiến, các thành phố phát triển trên thế giới nhằm xây dựng một thủ đô văn minh, sạch sẽ với môi trường trong lành hơn, an toàn hơn cho người dân. Việc áp dụng mô hình thu phí của các nước với việc thông qua đề án lần thứ 3 thể hiện sự thận trọng của Hà Nội. Đề án phải thực hiện qua nhiều giai đoạn phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính hiệu quả và mang lại lợi ích cho chính người dân. Vì vậy, Việt Tân không thể lợi dụng vào đó để kích động xuyên tạc tạo tâm lý chống đối của người dân. Việc này không phải do cộng sản Việt Nam tự nghĩ ra mà thành phố ở các nước tư bản phát triển đã áp dụng từ lâu rồi nên Việt Tân cũng đừng đổ tại cộng sản, hay cộng sản Việt Nam tự nghĩ ra để bòn rút tiền của dân.
-Sĩ Phát-
Nguồn: Đấu trường Dân chủ