Như đã nói, tổ chức Văn bút quốc tế (PEN) mới đây đã diễn một trò lố: Đại hội Văn bút quốc tế lần thứ 88 được tổ chức tại Uppsala, Thụy Điển, từ ngày 27/9 đến 1/10 đã tiến hành mời Phạm Đoan Trang sang dự. Tất nhiên, Phạm Đoan Trang không thể tham dự được sự kiện này do đang thụ án 9 năm tù về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Các hành vi của Phạm Đoan Trang đã được nhận định là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân. Chính vì không thể sang được mà ban tổ chức đại hội lại bày trò để một cái ghế trong chó Phạm Đoan Trang. Một hành động vô nghĩa và mang tính hình thức như chính cái lời mời của tổ chức này.
Đúng là diễn trò!
Trở lại một tháng trước, ở New York, một thành viên của PEN – Nhà văn Salman Rushdie – Tác giả cuốn tiểu thuyết gây tranh cãi với cộng đồng Hồi giáo “Những vần thơ của quỷ Satan”, và đang bị Iran treo thưởng với giá 3 triệu USD, đã bị đâm dao trọng thương. Salman Rushdie, nhà văn người Anh gốc Ấn Độ, bị một người đàn ông đâm nhiều nhát dao tại New York hôm 12/8, hãng thông tấn AP đưa tin. Vụ việc xảy ra khi ông Rushdie giảng bài tại Viện nghiên cứu Chautauqua ở New York. Nghi phạm được xác định tên Hadi Matar, năm nay 24 tuổi, sống ở New Jersey. Khi ông Rushdie đang giảng bài, nghi phạm xông lên bục giảng và đâm 10-15 nhát dao. Nhà văn gốc Ấn Độ đổ gục xuống sàn ngay lập tức.
Năm 2008, ông Rushdie được Nữ hoàng Elizabeth phong tước hiệu hiệp sĩ. Đầu năm nay, nhà văn được trao Huân chương Danh dự, phần thưởng của Hoàng gia Anh dành cho những người có đóng góp to lớn trong nghệ thuật, khoa học hoặc đời sống xã hội. Ở Iran, người ta cấm tiểu thuyết của ông vì nó báng bổ đấng tiên tri của đạo Hồi.
Tại buổi kỷ niệm 100 năm ngày thành lập PEN America hôm 28/9 tại New York, trước buổi luận đàm, tác giả của Chuyện người tùy nữ – Margaret Atwood, đi giày thể thao ánh kim và áo sơ mi hồng, đã có một cuộc trò chuyện vô cùng thân mật với tiểu thuyết gia Dave Eggers. Trong khi đó, vào giờ giải lao, Tom Stoppard và Neil Gaiman thì được phát hiện nói chuyện cùng nhau, trong khi Robert Caro và Paul Auster thì đi qua gần đó.
Nhưng trong sự kiện kéo dài khoảng ba giờ đồng hồ tại Hiệp hội Lịch sử New York, thì cuộc trò chuyện liên tục xoay quanh một người đàn ông vắng mặt. Ngay sau khi lên sân khấu, tiểu thuyết gia người Nigeria, tác giả chiến thắng giải Women’s Prize for Fiction với Nửa mặt trời vàng, Chimamanda Ngozi Adichie đã thêm lần nữa nhắc lại cuộc tấn công tàn bạo vào Salman Rushdie, người đã bị đâm trên sân khấu vào tháng trước tại một sự kiện văn học ở ngoại ô New York.
“Sau cuộc tấn công vào Salman Rushdie, tôi không ngừng nghĩ về sự thân mật có vẻ tàn bạo cũng như man rợ, khi người đứng cách bạn chỉ vài inch thôi và rồi dùng dao đâm mạnh vào da thịt bạn, đơn giản chỉ bởi bạn đã dám viết.”
Tiểu thuyết gia kiêm nhà biên kịch Ayad Akhtar, chủ tịch đương nhiệm của PEN America, người được cho là đã phỏng vấn Rushdie khi Những vầng thơ của quỷ Satan được cho mắt, nhớ lại “Đó là cuộc gặp gỡ đầu tiên của tôi với sức mạnh tuyệt đối của văn học, và tôi cũng dần ý thức về những rắc rối mà vì nó tôi có thể gặp phải”.
Kỉ niệm 100 năm thành lập của PEN America đang rơi vào một thời điểm phức tạp, khi quyền tự do ngôn luận ngày càng yếu thế. Vượt khỏi danh tiếng cũng như trọng tâm truyền thống, các tác giả văn chương đang cố giải quyết nhiều mối đe dọa. Không chỉ các quyền tự do ngôn luận, họ còn bàn luận xoay quanh quấy rối trực tuyến, đưa tin sai lệch cũng như giám sát kĩ thuật số.
Năm 1991, một dịch giả người Nhật Bản dịch cuốn tiểu thuyết đã bị đâm chết. Cùng năm, vụ ám sát tương tự xảy ra với một dịch giả người Italy, tuy nhiên nạn nhân đã hồi phục.
Năm 1993, một nhà xuất bản người Na Uy xuất bản cuốn tiểu thuyết đã bị bắn 3 phát, nhưng nạn nhân đã qua khỏi.
Thiết nghĩ, PEN trước hết nên đảm bảo an toàn tính mạng với những thành viên của mình, hơn là đi lo chuyện bao đồng bằng cách nhúng tay vào việc nội bộ của nước khác.
Nguồn: Diễn đàn Dân chủ