Ngày 19/7/2022, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken công bố Phúc trình Buôn người hàng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ. Bản phúc trình năm nay đã bổ sung Việt Nam, Campuchia, Brunei và Macau vào danh sách đen buôn người – với cáo buộc rằng các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này đã không nỗ lực đủ để hỗ trợ lao động nhập cư và ngăn chặn mại dâm cưỡng ép. Trong các cáo buộc mà phúc trình này đưa ra, mặc dù có một số số liệu phản ánh về tình trạng buôn bán người ở Việt Nam, tuy nhiên cách nhận xét, đánh giá thì đúng là chưa đầy đủ, chưa phản ánh đúng, toàn diện tình hình tội phạm mua bán nguồi và nỗ lực phòng, chống mua bán người ở Việt Nam; một số nội dung khác của phúc trình này có thể xem là không phản ánh đúng bản chất của tình hình.
Một ví dụ là cáo buộc của bản phúc trình, rằng số người bị tòa án Việt Nam xét xử về tội buôn người trong năm 2021 đã giảm so với năm 2020. Theo lối diễn giải của phúc trình, thì đà suy giảm này cho thấy độ quan tâm mà chính phủ Việt Nam dành cho nạn buôn người đang suy giảm so với một năm trước. Nhưng đây có phải là sự thật không, suy luận như trong bản phúc trình thật sự vô lý và không có căn cứ, cơ sở logic? Năm 2021, dịch COVID-19 ở Việt Nam đạt đỉnh, khiến mọi sinh hoạt kinh tế, chính trị và văn hóa đều bị suy giảm, chứ không riêng gì việc buôn người hay việc điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm đó. Không thể nói tội phạm giảm là do Việt Nam thiếu quan tâm đúng mức đến công tác phòng, chống tội phạm buôn người.
Thêm nữa, thật điên rồ nếu cho rằng số vụ buôn người bị truy tố càng cao, thì quyết tâm chống buôn người của một chính phủ càng thể hiện rõ. Nếu nghĩ vậy, thì phải chăng để chứng minh quyết tâm buôn người của mình, Việt Nam phải đặt chỉ tiêu tăng dần số vụ án buôn người qua các năm? Đà tăng trưởng của tội phạm buôn người càng lớn, thì thành tích chống buôn người cũng càng cao? Nếu nước Mỹ định đánh giá quyết tâm chống buôn người của các chính phủ theo cách này, thì thay vì thật sự giúp đỡ các nạn nhân, dường như họ chỉ đang tự trang bị cho mình một công cụ để gây áp lực lên các quốc gia khác. Họ chỉ lấy buôn người làm một cái cớ để củng cố quyền lực và can thiệp thô bạo vào các nước khác. Chúng ta cần hết sức tỉnh táo trước những báo cáo như thế này, vì lịch sử cho thấy Mỹ đã không ít lần can thiệp, cả về quân sự đối với các nước khác bởi những lý do như vậy (sau đó lại thừa nhận đánh giá của họ là sai lầm) và đã gây biết bao nhiêu bất ổn, rối loạn, bạo lực trong xã hội, đời sống, tính mạng, sức khoẻ người dân bấp bênh, điêu đứng nhiều năm trời không biết khi nào mới ổn định trở lại.
Thêm nữa, nếu chiếu theo thứ “giá trị” này, chắc chỉ những nước không có khả năng chống loại tội phạm, tốc độ luôn tăng trưởng soán ngôi vương như Mỹ mới luôn có thứ hạng cao?
Nguồn: Loa phường