Ai cũng biết đến một trong những lý sự cùn của lũ Việt gian phản quốc là nêu ra chuyện du học sinh Việt Nam ở Mỹ, và chúng không bao giờ thấy mệt mỏi khi lải nhải cái lý sự cùn này. Được thôi, vậy hãy tiếp tục tranh luận để xem kẻ nào mỏi mồm trước nào:
– Thứ nhất, nạn phân biệt chủng tộc hay bất kỳ tệ nạn xã hội nào ở Mỹ có liên quan gì tới việc du học sinh Việt Nam sang du học ở Mỹ? Tại sao có những kẻ cố tình ngụy biện cho nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ bằng cách ngoặt sang việc kỳ thị vùng miền ở Việt Nam?
– Tiếp theo, cho danh sách đầy đủ con các cán bộ nào ở Việt Nam sang Mỹ du học! Chẳng lẽ các du học sinh Việt Nam ở Mỹ toàn con cán bộ cao cấp? Chẳng lẽ du học sinh Việt Nam chỉ toàn đi Mỹ mà không đi nước nào khác? Có biết đến các du học sinh Việt Nam ở các nước như Nga và Trung Quốc không? Bản thân tôi cũng từng là cựu du học sinh ở một nước NATO, nhưng tôi xin khẳng định bố mẹ tôi còn chẳng phải là cán bộ cấp cao gì hết. Thực tế, chính quãng thời gian du học ở nước NATO đó càng làm tôi nhận ra bản chất bẩn thỉu ở cái đất nước đó, những điều tồi tệ khiến chính người dân bản địa bên đó lên tiếng phản đối chính phủ của họ. Cảnh sát bên đó thì thực hiện công việc của họ với mức độ bạo lực đến nỗi tôi có thể nói công an Việt Nam quá hiền lành. Cho nên, việc đi du học ở nước NATO đó đã làm tôi quyết tâm chống lại chính phủ các nước NATO mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
– Tôi xin khẳng định tôi quen biết rất nhiều bạn bè cùng thời với mình có những người không khao khát gì đi việc du học, dù cho gia đình họ có điều kiện và họ học rất giỏi. Có đầy những người chỉ muốn sống một cuộc sống đơn giản, kiếm công việc đủ để nuôi bản thân và lo cho gia đình của riêng họ sau này. Có những người họ không học về lĩnh vực liên quan tới ngôn ngữ hay có tính chất quốc tế thì làm sao họ đi du học được. Có những người đơn giản là không muốn đi phiêu lưu xa xôi, những người có bản chất chung của nhiều người châu Á là an cư lạc nghiệp.
– Ở đâu ra cái luật du học sinh Việt Nam đi Mỹ du học thì không ai ở Việt Nam được phép nêu ra và chỉ trích các mặt yếu kém và tệ hơn là các tệ nạn xã hội nghiêm trọng ở Mỹ? Ai viết ra cái luật đó? Hay Mỹ là nước tuyệt đối hoàn hảo không có bất kỳ tai tiếng nào? Hay theo ý tên Việt gian sùng bái phương Tây này, du học sinh Việt Nam sang Mỹ và khi về nước áp dụng mọi mặt tích cực và tiêu cực ở Mỹ? Ví dụ như biến trường học thành chiến trường chẳng hạn
Thế nào là “đáp ứng nhu cầu con người”? Nhu cầu của con người có rất nhiều và đa dạng, tùy vào từng tình huống cụ thể. Những nhu cầu của con người như khao khát bạo lực, phân biệt đối xử, sử dụng các chất gây nghiện, chơi cờ bạc, mại dâm… thì cũng nên áp dụng?
_Du học sinh sang nước ngoài là để học chứ không phải kiếm tiền. Nói du học để kiếm tiền nghe khá ngớ ngẩn bởi vì làm nghề nào mà chả phải kiếm tiền, trừ khi nói là du học các ngành chuyên liên quan tới tiền bạc và kiếm nhiều lợi nhuận như tài chính, ngân hàng hay kinh tế. Còn nếu muốn ra nước ngoài để kiếm nhiều tiền thì người ta chọn xuất khẩu lao động. Có những người khác sang nước ngoài du học để nghiên cứu khoa học, nghệ thuật, ẩm thực, âm nhạc, thời trang… Hà Anh Tuấn từng là cựu du học sinh chuyên ngành hóa học ở trường Technische Universität Darmstadt, Đại học kỹ thuật Darmstadt, thuộc bang Hessen của Đức, sau này về nước và trở thành một ca sĩ nổi tiếng và là một doanh nhân về ngành giải trí, ngoài ra còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Nguyễn Thu Cầm – con gái 22 tuổi của ca sĩ/nhạc sĩ nổi tiếng Nguyễn Duy Mạnh, từng theo học khoa piano tại Nhạc viện Thành Phố Hồ Chí Minh, du học Cao đẳng Âm nhạc Saint Louis ở Rome, Italy. Giờ đây cô gái trẻ đã trở về nước và tiếp tục theo đuổi sự nghiệp âm nhạc như bố mình.
– Với tư cách là một giáo viên tiếng Anh, từng làm việc với các giáo viên nước ngoài, tôi xin khẳng định tôi quen biết rất nhiều người nước ngoài đã chọn Việt Nam làm nhà của họ, kết hôn với người Việt Nam và sống với gia đình của họ ở nước ta nốt phần đời còn lại. Liệu họ có phải lo lắng cho tính mạng của mình như những người nhập cư khác màu da ở các nước phương Tây không? Xin thưa họ khẳng định cuộc sống của họ ở Việt Nam tốt đẹp hơn, bớt áp lực hơn và an toàn hơn so với ở đất nước họ: châu Âu, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Nam Triều Tiên… Mà đâu chỉ có họ, vô số Việt kiều ở nhiều nước trên thế giới càng ngày càng về Việt Nam, và chọn sống ở Việt Nam nốt phần đời còn lại của họ.
Bỗng nhớ lại tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố:
Ðồng hồ trên tủ thong thả đánh mười một tiếng. Giấy cót sổ ra xoe xòe.
Bà Nghị tươi cười nói với ông Nghị:
– Sao bây giờ mới mười một giờ? Hay là đồng hồ nhà ta chạy sai?
Ông Nghị rung đùi, vuốt chồm râu tây cong vắt trên mép ngậm tăm:
– Bà quê lắm! Ðồng hồ của Tây làm ra có bao giờ sai? Bây giờ mười một giờ là đúng. Nhà ta ăn cơm khi sớm.
Bóng nắng xuống thềm gần một hàng gạch.
Nguồn: Diễn đàn Dân chủ