Nữ vương Anh Elizabeth II vừa qua đời hôm 9/9/2022, báo chí trong nước và nhiều người Việt Nam hết lòng ca ngợi bà ta. Thế nhưng họ đã sai khi sử dụng nhiều danh xưng không đúng với bản chất vốn có của nó. Mê Tây sính ngoại nhưng không hiểu rõ sự thật liên quan, chỉ khiến cho mọi việc trở nên trơ trẽn và dị hợm. Xin có đôi lời:
Thứ nhất, Elizabeth II chỉ là Nữ vương, không phải là Nữ hoàng. Ngôn ngữ báo chí hiện đại ở Việt Nam đa số xem Elizabeth II hiện tại của nước Anh là Nữ hoàng, trong khi bà ấy chỉ là Nữ vương. Trong lịch sử nước Anh, chỉ có Victoria của Anh từng trở thành Nữ hoàng, Năm 1877, Victoria được tôn xưng danh hiệu (Empress of India; Nữ hoàng Ấn Độ), biến Victoria vừa là Nữ vương của Vương quốc Liên hiệp Anh, lẫn Nữ hoàng của Đế quốc Ấn Độ. Tuy nhiên, trong vòng Vương quốc Liên hiệp Anh, Victoria không tự xưng Nữ hoàng mà chỉ được biết đến là Nữ vương, tức (Queen Victoria). Vào thời kỳ Hongkong thuộc nước Anh, do từ [Vương; 王] cùng [Hoàng; 皇] có hiện tượng đồng âm, không ít báo đài gọi Elizabeth II là (Anh Nữ hoàng; 英女皇), dù thực tế bà không bao giờ được phong làm Nữ hoàng (Empress). Chẳng phải người ta dốt ngoại ngữ mà vì họ me Tây, đưa bà ta từ thân phận Nữ vương thành Nữ hoàng.
Thứ hai, Khi Elizabeth II qua đời, báo Tuổi Trẻ lại thể hiện sự me Tây, kém cỏi về mặt nhận thức khi cho rằng, Elizabeth II là Mẫu nghi Thiên hạ. Mẫu nghi Thiên hạ là danh xưng mà chế độ phong kiến Trung ương tập quyền dùng để chỉ Hoàng hậu, vợ của Hoàng đế chứ không phải là những người đứng đầu Vương quốc như Nữ vương Elizabeth II. Mẫu nghi thiên hạ có nghĩa là “bà mẹ gương mẫu cho tất cả”. Thời phong kiến, Hoàng đế được coi là Thiên tử, nghĩa là con trời, được Ngọc Hoàng cử xuống hạ giới để cai trị thiên hạ. Hoàng đế là tối thượng, vậy nên Hoàng hậu với tư cách là chính thất, được thụ phong sẽ gọi là Mẫu nghi thiên hạ chứ không phải trường hợp của Elizabeth II.
Thứ ba, khi Elizabeth II qua đời, nhiều báo ở Việt Nam thể hiện lòng tôn kính, thương nhớ, tri ân bà ấy bằng cách gọi là “Nữ hoàng Elizabeth II” băng hà. Đây đúng là chuyện dở khóc dở cười. Trong “Lễ ký – Khúc lễ hạ” có viết: “Thiên tử chết gọi là băng, chư hầu chết gọi là hoăng, đại phu gọi là tốt, nhân sĩ gọi là bất lộc, thứ dân gọi là tử”. Người xưa cảm thấy hoàng đế qua đời là việc hệ trọng, cho nên thường dựa vào ví núi non sụp đổ với với cái chết của thiên tử. Từ đầu thời Chu, mọi người đều dùng từ “băng” để uyển chuyển nói tránh. Băng hà là ngọn núi sụp đổ xuống sông. Dùng để chỉ nhà vua đã về với suối vàng. Elizabeth II là người theo Anh giáo (một trong 4 nhánh cấu thành Thiên chúa giáo). Khi bà ấy mất, theo đức tin thì họ sẽ lên thiên đàng với Chúa chứ không có chuyện là xuống suối vàng (quan điểm, hệ tư tưởng nho giáo). Vậy nên, viết Elizabeth II chẳng khác nào báng bổ bà ấy.
Các bạn có quyền thể hiện lòng tiếc thương đối với bà chúa của các thuộc địa, người đứng đầu Vương quốc một thời là bá chủ hoàn cầu khi mặt trời không thể lặn trên 33 triệu km2 của các dân tộc thuộc địa. Thế nhưng, muốn viết, nói cho đúng thì cần phải học. Viết kiểu như vậy chẳng khác nào báng bổ bà ấy. Kém hiểu biết cộng với nhiệt tình me Tây bằng trơ trẽn. Elizabeth II đã qua đời, nhà nước Việt Nam gửi điện chia buồn là điều hết sức bình thường theo thông lệ ngoại giao, vì lợi ích của quốc gia, dân tộc hiện tại và tương lai. Thế nhưng chẳng ai có thể quên nỗi đau của dân tộc Việt Nam trong quá khứ, nơi có dấu tay của người Anh mà bà Elizabeth II là Nữ vương. Người Ấn Độ đang mỏi mòn chờ nước Anh trả lại viên kim cương, người Iraq đang chờ đến mỏi mòn để nhận chiếc đàn piano hồi quốc thổ. Những thứ tượng trưng cho sự bá quyền của nước Anh, nơi mà quân đội Hoàng gia Anh đã xâm lược các nước khác để mang về tặng Nữ vương của họ
Nguồn: Diễn đàn Dân chủ