Vai trò lãnh đạo của Ðảng được thấy rõ ở tinh thần trách nhiệm cao, sự năng động, chủ động, sáng tạo của hệ thống tổ chức Đảng từ Trung ương đến cơ sở, của đội ngũ đảng viên kiên trung đã bảo đảm cho Ðảng sự lãnh đạo, điều hành tập trung, thống nhất ở giờ phút quyết định của lịch sử. Ðó là bài học quý cho nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Ðảng nói chung và trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí nói riêng hiện nay...
Ảnh: Internet
Cách mạng Tháng Tám là cuộc cách mạng vĩ đại nhất của nhân dân ta trong thế kỷ XX. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào mùa thu năm 1945 đã tạo nên một bước ngoặt lịch sử, làm thay đổi căn bản vận mệnh của đất nước và dân tộc, khẳng định vai trò quan trọng của Đảng ta. Chỉ 15 năm sau ngày thành lập Đảng, khi đó khoảng 5.000 đảng viên, đã lãnh đạo nhân dân cả nước giành thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám, điều đó khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là đề ra đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn, đã tập hợp đoàn kết lực lượng của toàn dân tộc trong Mặt trận Việt Minh, đã lựa chọn và kết hợp đúng đắn các hình thức tuyên truyền, tổ chức và phương pháp đấu tranh thích hợp tạo nên sức mạnh tổng hợp; xây dựng, phát triển lực lượng cách mạng, thúc đẩy phong trào, đồng thời dự kiến và chớp đúng thời cơ hành động.
Vai trò lãnh đạo của Ðảng được thấy rõ ở tinh thần trách nhiệm cao, sự năng động, chủ động, sáng tạo của hệ thống tổ chức Đảng từ Trung ương đến cơ sở, của đội ngũ đảng viên kiên trung đã bảo đảm cho Ðảng sự lãnh đạo, điều hành tập trung, thống nhất ở giờ phút quyết định của lịch sử. Ðó là bài học quý cho nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Ðảng nói chung và trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí nói riêng hiện nay.
Những năm gần đây, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản, ngày càng đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, được bạn bè quốc tế ghi nhận. Tham nhũng từng bước đã được kiềm chế, ngăn chặn, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, củng cố thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta.
Ảnh: Internet
Trong khi công tác phòng, chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đẩy mạnh thực hiện, ngày càng quyết liệt ở tất cả các cấp, các ngành với quan điểm “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, “không có hạ cánh an toàn” thì các thế lực thù địch, phản động, các phần tử cơ hội chính trị lại cho rằng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm là “cuộc chiến thanh trừng phe phái trong nội bộ Đảng”, “là sự đấu đá nội bộ, phe phái trong Đảng Cộng sản Việt Nam” “là tranh giành địa vị, quyền lực”. Hoặc một số ý kiến cho rằng, nếu quá tập trung vào chống tham nhũng sẽ làm “nhụt chí”, “chùn bước” những người dám nghĩ, dám làm, làm “chậm” sự phát triển đất nước…
Đây là những quan điểm sai trái, phản động, ngụy biện, đi ngược lại với đường lối quan điểm của Đảng ta. Bởi, theo quy định của Điều lệ Đảng, một trong những nhiệm vụ quan trọng của đảng viên là phải đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Đảng ta xác định: vai trò, trách nhiệm của đảng viên trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là: “Mọi cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân từ Trung ương đến cơ sở và từng đảng viên, trước hết là người đứng đầu phải gương mẫu thực hiện và trực tiếp tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”. Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng và xây dựng, làm trong sạch Đảng và bộ máy Nhà nước là góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại, củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ.
Phòng, chống tham nhũng là “chống giặc nội xâm”, tham nhũng thường diễn ra trong nội bộ, do người có chức, có quyền thực hiện. Vì vậy, trong tình hình hiện nay, cần phất huy tốt vai trò, trách nhiệm của tổ chức đảng ở cơ sở và đội ngũ đảng viên trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Đòi hỏi phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho đảng viên về mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết phải đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; từng tổ chức đảng ở cơ sở và đội ngũ đảng viên, nhất là đảng viên là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng phải thực sự gương mẫu, nêu vao vai trò, trách nhiệm đấu tranh tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng, sinh hoạt chi bộ để tham gia tích cực vào đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; đưa nội dung đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trở thành một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng đảng viên, cán bộ hằng năm.
Đảng viên là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng ở cơ sở vừa phải gương mẫu đi đầu không tham nhũng, vừa phải nêu cao vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đấu tranh ở đơn vị, cơ quan, tổ chức do mình trực tiếp phụ trách. Để phát huy tốt vai trò của đội ngũ đảng viên trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí cần phải hoàn thiện các quy chế trong Đảng như: quy chế dân chủ; quy chế thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; quy chế giám sát; quy chế chất vấn, quy chế thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình, bảo đảm quyền dân chủ của đảng viên.
SỰ THẬT
Nguồn: Đấu trường Dân chủ