Trang chủ Luận bàn - Phản biện Cuộc chiến chống tin giả nhớ câu “hữu chí cánh thành”

Cuộc chiến chống tin giả nhớ câu “hữu chí cánh thành”

114
0

Song hành với sự phát triển của công nghệ thông tin toàn cầu, không gian mạng đồng thời trở thành mảnh đất mỡ màu cho những tin giả, tin độc hại được lan truyền tối ưu. Khi sống giữa vô vàn thật giả khó phân định tạo ra những cơn địa chấn làm khủng hoảng niềm tin của chúng ta. Trước sự xâm nhập thành vấn nạn tin giả thì bao nhiêu nỗ lực để có thể đẩy lùi?

Cuộc chiến chống tin giả nhớ câu “hữu chí cánh thành”Phát hiện và xử lý tin giả trong điều kiện thực tế của nước ta có trăm ngàn khó khăn thử thách

Đơn cử như Cánh Cò từng phản ánh, vào ngày 5/8 vừa qua trên tài khoản mang tên Đài Châu Á Tự Do và Lê Tony đã đưa ra những thông tin sai lệch về sự hy sinh của 3 chiến sĩ PCCC là dàn dựng với mục đích “tẩy sạch” hình tượng công an và họ đã được sắp xếp để chết. Khiến không ít người phẫn nộ đặt câu hỏi: Ngay đến cả sự hy sinh của các liệt sĩ sao lại có thể đặt điều trắng trợn đến vậy? Đáng bàn là những dòng tin giả ấy vẫn được lan truyền trên mạng xã hội, trong khi những kẻ tung tin giả đều sử dụng tài khoản ẩn danh nên việc truy vết vô cùng khó khăn. Chỉ trong năm 2020 có đến 54.000 video thường xuyên phát tán tin giả ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Con số ấy không hề nhỏ, hàng ngày có biết bao thông tin mà chúng ta khó lòng kiểm soát và nhận dạng trong các mục đích bán hàng, câu view, kích động, bôi nhọ… của kẻ tung tin ẩn danh.

Đó hẳn là một thực trạng nhức nhối với làn sóng tin giả ngập tràn cõi mạng, tạo ra nhiều khó khăn trong công tác phát hiện và xử lý. Bộ trưởng Bộ Công an cũng hơn một lần nhấn mạnh về tình trạng tràn lan các video có nội dung nhảm nhí, giật gân trên mạng xã hội nhằm lôi kéo người xem để kiếm tiền. Thậm chí, một số đối tượng tìm mọi cách để nổi tiếng trên mạng xã hội, kể cả việc thực hiện cả hành vi vi phạm pháp luật, sản xuất các nội dung phản cảm, thiếu tính giáo dục, giả mạo thông tin, kích động bạo lực, bôi nhọ, nói xấu chính quyền. Tin giả gây nguy hại đến chính trị, kinh tế và chia rẽ xã hội. Theo một nghiên cứu gần đây của Đại học Baltimore (Mỹ) nạn tin giả trực tuyến gây hại cho nền kinh tế toàn cầu khoảng 78 tỷ USD mỗi năm.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy những tác hại khó lường của tin giả, nhưng rất khó để nhận diện loại tin này. Mặt khác, do tâm lý hiếu kỳ chưa nhận thức hết mọi nguy hiểm như gây rối dư luận, khủng hoảng niềm tin của tin giả một bộ phận không nhỏ nhân dân, đặc biệt là giới trẻ lại trở thành nguồn phát tán rất nhanh. Mục tiêu đơn giản nhưng rất tai hại: Chia sẻ nhiều người cùng xem cho vui, để câu like, để nổi tiếng trong thực trạng sống ảo. Nếu xử lý người tung tin giả, còn hệ thống một chuỗi những người chia sẻ thông tin thì lên đến hàng nghìn lượt là điều rất khó khăn. Các biện pháp xử phạt hiện hành đối với các đối tượng tung tin giả chưa đủ sức răn đe. Lực lượng chống tin giả nói chung còn mỏng, sức người không thể làm cho tận cùng trong khi đó công nghệ phát hiện và truy vết các nguồn tin giả vẫn chưa thực sự hoàn thiện.

Những khó khăn nêu trên dẫn đến một cuộc chiến không cân sức giữa lực lượng ngăn chặn đẩy lùi tin giả và vô vàn những thông tin không thể kiểm soát trên mạng Internet từng giờ từng phút. Cùng chung những khó khăn về vấn nạn tin giả, Singapore đã có Bộ luật chống tin giả chính thức hiệu lực cách đây 3 năm. Chúng ta cũng rất cần một bộ luật hoàn chỉnh với hình thức chế tài thật mạnh. Có câu “hữu chí cánh thành” (nghĩa là có chí thì nên), cùng với sự quyết liệt của lực lượng chuyên trách  và sự quan tâm của toàn xã hội, chúng ta hoàn toàn có niềm tin về vấn nạn tin giả sẽ sớm được đẩy lùi.

Hạnh Phúc

Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây