Trang chủ Luận bàn - Phản biện Đừng cố “thọc gậy bánh xe”

Đừng cố “thọc gậy bánh xe”

132
0

Sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam chính thức công bố thông tin Việt Nam sẽ tham gia ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc, nhiệm kì 2023-2025 với tư cách ứng cử viên của ASEAN, các thế lực thù địch, phản động đã liên tục thực hiện các chiêu trò chống phá nhằm hạ thấp uy tín của Việt Nam…

Đừng cố “thọc gậy bánh xe”

Trong thời gian vừa qua một số trang mạng phản động ở hải ngoại đã đăng bài viết luận điệu sai trái xuyên tạc về vấn đề này. Chúng hi vọng chỉ cần đủ 1000 chữ kí vào thư ngỏ kêu gọi các thành viên Liên hợp quốc ngăn cản Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc Nhiệm kì 2023- 2025 và sẽ được gửi đến Liên Hợp quốc dưới dạng khuyến nghị, lá thư được thực hiện bởi các tổ chức lưu vong phản động tại hải ngoại như cái gọi là: Mạng lưới nhân quyền Việt Nam, Đại Việt Quốc dân Đảng, Đảng nhân bản xã hội, trong lá thư này Việt Nam được thêu dệt là một trong những quốc gia vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất với hồ sơ vi phạm nhân quyền chậm chạp mang tính hệ thống đã kéo dài. Chưa dùng lại ở đó trong một chương trình có tên “Vì sao không bầu Việt Nam vào hội đồng nhân quyền” do Đài Á Châu Tự Do kênh phát thanh điều hành bởi một nhóm người phản động ở hải ngoại, nội dung lá thư ngỏ này được đem ra phân tích, mổ xẻ; đặc biệt lập trường của Việt Nam trong xung đột Nga- Ucraina lại bị cho là hoàn toàn đi ngược lại ý nguyện của nhân dân Việt Nam. Đây là một sự xuyên tạc trắng trợn chúng phớt lờ lập trường của chính phủ Việt Nam, giải quyết bằng các biện pháp hòa bình dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp Quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc bao gồm các nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Lập trường này liên tục được nhấn mạnh trước các quốc gia là thành viên của Liên Hợp quốc đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.

Theo dự kiến tháng 9 năm 2022, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc Unesco sẽ cùng Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm ngày mất nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, Unesco thông qua nghị quyết vinh danh nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là bởi trong các tác phẩm thơ của bà có chứa nhiều nội dung về bình đẳng giới đấu tranh cho việc giải phóng phụ nữ ở Việt Nam, từ trong lịch sử người Việt Nam đã luôn ý thức đấu tranh cho quyền con người biến điều đó trở thành nền tảng cho những giá trị tốt đẹp của xã hội, còn hiện tại một trong những cam kết mạnh mẽ của chính phủ Việt Nam khi ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc Nhiệm kỳ 2023-2025 chính là đảm bảo bình đẳng giới cũng như quyền phụ nữ và trẻ em gái, cam kết này xuất phát từ những thành tựu trong công tác chăm sóc và bảo vệ phụ nữ và trẻ em.

Quay trở lại vấn đề về tư cách ứng cử của Việt Nam vào vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc Nhiệm kỳ 2023-2025, cần phải khẳng định rằng dù cho lá thư ngỏ kia có cán mốc 1000 chữ kí dưới sự kêu gọi ráo riết của một số cá nhân, tổ chức phản động chống đối Đảng và Nhà nước Việt Nam, con số kia cũng là vô nghĩa, bởi nó không thể phủ nhận thực tế là Việt Nam đã và đang sẽ được hoạch định, triển khai những chính sách phát triển về quyền con người lấy con người làm trung tâm, hay nói cách khác là lấy hạnh phúc ấm no của nhân dân là mục tiêu phấn đấu như được nhấn mạnh tại Văn kiện Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam, không chỉ nhân dân Việt Nam mà nhiều bạn bè, tổ chức quốc tế khi đến hoạt động và làm việc Việt Nam cũng cảm nhận được những giá trị sống tốt đẹp..

Những nỗ lực trong bảo đảm nhân quyền của Việt Nam đã được ghi nhận khi Việt Nam trở thành ứng cử viên duy nhất của ASEAN tham gia ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, tại sao lại có quyết định này, theo như lời ông CHAY NAVUTH đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương Quốc Campuchia tại Việt Nam – Quốc gia chủ tịch ASEAN năm 2022 “Là ứng viên cho vị trí này Việt Nam có thể thúc đẩy các vấn đề về quyền con người tại khu vực cũng như trong nước, tôi nghĩ vị trí này rất phù hợp với Việt Nam, vì trong quá khứ có thể thấy rằng Việt Nam đã làm được rất nhiều việc, ví dụ như vào năm 1979 thời kì khủng hoảng về quyền con người tại Campuchia, Việt Nam đã đưa quân tình nguyện sang Campuchia để giúp người dân Campuchia thoát khỏi chế độ Khmer Đỏ, sau đó Việt Nam cũng cử các chuyên gia và cố vấn sang để giúp Campuchia phát triển kinh tế, xã hội trong mọi mặt của đời sống. Vì vậy, việc Việt Nam ứng cử là thành viên của Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc là đúng đắn và vị trí này hoàn toàn phù hợp với Việt Nam, một điểm nữa là hiện tại các cấp chính quyền từ địa phương đến Trung ương, các cơ quan dân sự, quân đội, nhân lực ở các độ tuổi khác nhau cả phụ nữ và nam giới đều bình đẳng. Tại Việt Nam ở những nơi mà tôi đã đến tôi không thể thấy sự phân biệt giữa phụ nữ và nam giới, giữa người giàu với người nghèo, ngoài ra tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam chỉ còn khoảng 1%, có thể nói người dân Việt Nam đều có quyền bình đẳng chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm rất tốt”.

Trưởng đại diện UNESCO ở Việt Nam ông CHRISTIAN MANHART Khi được đài truyền hình Việt Nam phỏng vấn đã nói “Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với chính phủ Việt Nam và chính phủ Việt Nam đã ký một bản ghi nhớ hợp tác trong khi đó có rất ít quốc gia kí bản ghi nhớ hợp tác với Unesco. Bản ghi nhớ ngày được ký vào tháng 11 năm 2021 tại Paris dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Tổng thư kí Unesco. Chúng tôi có một ủy ban Unesco Việt Nam được đặt tại trụ sở Bộ Ngoại giao và chưa một cơ quan nào của Liên Hợp Quốc có ủy ban quốc gia như vậy; trong Ủy Ban này có thành viên của tất cả các bộ, ban, ngành liên quan tới hoạt động của chúng tôi thì từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc kết nối với chính phủ”.

Còn nhớ vào năm 2013 Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc Nhiệm kỳ 2014-2016 những sự chống đối khi ấy cũng thật ngông cuồng giáo giết viên, thế nhưng đã thất bại của lẽ đương nhiên. Với 184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu bầu Việt Nam đã trúng cử và trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc Nhiệm kì 2014- 2016, sự thật thì không thể phủ nhận. Bạn bè quốc tế luôn ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực trong đảm bảo quyền con người của Đảng và Chính phủ Việt Nam, lần này cũng vậy, việc tiếp tục ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc cho thấy hành trình không ngừng nghỉ của Việt Nam trong công tác đảm bảo quyền con người. Việt Nam đủ tư cách và kinh nghiệm để đảm nhiệm cương vị này, hơn thế nữa nếu trúng cử Việt nam sẽ đóng vai trò tích cực trong lỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, thúc đẩy các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc. Suy cho cùng những âm mưu ngăn cản Việt nam trở thành thanh viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc cũng đồng nghĩa ngăn cản những bước tiến của thế giới.

Trước thực tế đó, đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, giảng viên, công chức, viên chức trong trong lực lượng vũ trang nói chung và trong quân đội nói riêng cần phải nâng cao bản lĩnh, trí tuệ để nhận diện và vạch trần bản chất của các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả về nhân quyền ở Việt Nam hiện nay.

THANH HOÀNG

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây