Với những nỗ lực xuyên suốt và đóng góp của mình, Việt Nam được tín nhiệm bầu vào nhiều vị trí, cơ quan quan trọng hàng đầu của LHQ; đồng thời đã và đang đảm nhiệm, phát huy vai trò “chủ động, tích cực và có trách nhiệm” tại các diễn đàn này như tại Hội đồng Bảo an LHQ (2008-2009; 2020-2021), Hội đồng Nhân quyền LHQ (2014-2016), Hội đồng Kinh tế và Xã hội LHQ (1998-2000; 2016-2018), Hội đồng Thống đốc cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (20142016; 2021-2023), Ủy ban Luật pháp quốc tế (2017-2021; 2023-2027), Hội đồng khai thác Liên minh Bưu chính Thế giới (2022-2025), Hội đồng chấp hành Chương trình phát triển LHQ (UNDP), các cơ quan điều hành và chuyên môn của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO).
Việt Nam – LHQ, nâng tầm vị thế đất nước, củng cố quan hệ đối tác hướng tới tương lai hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển bền vững | Bước sang thập niên thứ ba của thế kỷ 21, hòa bình, hợp tác, liên kết và phát triển vẫn là xu thế lớn của thời đại, song các thách thức toàn cầu trở nên ngày càng gay gắt, đa chiều và liên thông. Các diễn biến phức tạp, bất ổn gần đây về chính trị, an ninh, kinh tế – xã hội, khủng hoảng năng lượng, lương thực với tâm điểm hiện nay là xung đột quân sự Nga – Ukraine, cùng sự suy giảm về lòng tin đối với luật pháp quốc tế do những hành động đơn phương, chính trị cường quyền, cạnh tranh nước lớn, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy, dân tộc, bảo hộ đã và đang đặt chủ nghĩa đa phương nói chung và LHQ nói riêng trước những thách thức nghiêm trọng. Đại dịch Covid-19 cho chúng ta thấy rõ nét hơn ý nghĩa và sức sống của chủ nghĩa đa phương và LHQ trong một thế giới kết nối và phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ, khi mà một quốc gia hay một tổ chức đơn lẻ không thể tự mình giải quyết các vấn đề toàn cầu một cách thỏa đáng, hiệu quả. LHQ dù đứng trước yêu cầu cải tổ để thích nghi phù hợp với tình hình mới; song tiếp tục cho thấy là cơ chế đa phương quan trọng hàng đầu và có vai trò trung tâm trong hệ thống quản trị toàn cầu, có phạm vi bao trùm mà không cơ chế đa phương khác nào có được. Các nước vừa và nhỏ, trong đó có Việt Nam, đều coi trọng vai trò của LHQ và mong muốn phát huy đóng góp của mình để tranh thủ các lợi ích về an ninh, phát triển và vị thế.
Tại Việt Nam, sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc Đổi mới và hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đất nước ta bước sang thời kỳ chiến lược mới, đổi mới đồng bộ, toàn diện và hội nhập quốc tế sâu rộng với cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín ở tầm cao mới tại các cơ chế đa phương. Việt Nam cũng đang nỗ lực hướng tới mục tiêu trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045.
Bối cảnh trong nước và quốc tế đặt ra những yêu cầu mới cho công tác đối ngoại đa phương và được Đảng và Nhà nước ta xác định là định hướng chiến lược đối ngoại quan trọng hàng đầu nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh toàn diện công | cuộc đổi mới, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế. Trên cơ sở thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là đối tác tin cậy và thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả của Đại hội Đảng lần thứ XIII và Chỉ thị 25 ngày 8/8/2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, ta cần tận dụng và tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò, vị thế đối ngoại ta có được trong thời gian qua. Đặc biệt, ta cần tiếp tục chuyển đổi nhận thức và hành động, từ “tham gia” sang “chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và LHỌ”, chủ động phát huy vai trò “nòng cốt, dẫn dắt”, nhằm đóng góp vào giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế, cũng như vào quá trình xây dựng, định hình và ra quyết sách tại các thể chế đa phương.
Bài viết “Vị thế của Việt Nam tại Liên hợp quốc sau 45 năm gia nhập” – Bài 3 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Thanh niên Việt Nam.
Nguồn: Diễn đàn Dân chủ