Từ năm 2014, Việt Nam bắt đầu tham gia các hoạt động gìn giữ hoà bình LHQ. Đến nay, Việt Nam đã cử 493 lượt sĩ quan quân đội làm nhiệm vụ Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ ở Nam Xu-đăng, Cộng hòa Trung Phi và Cục gìn giữ hòa bình tại Trụ sở LHQ; triển khai 4 lượt bệnh viện dã chiến số 2 tại Phái bộ ở Nam Xu-đăng và 01 đội công binh tại Phái bộ ở Abyei (khu vực tranh chấp giữa Nam Xu-đăng và Xu-đăng); là một trong những nước có tỷ lệ nữ tham gia cao nhất trong các nước cử quân. Tỷ lệ nữ bình quân tại các Phái bộ LHQ là 6,4%. Tỷ lệ nữ quân nhân của ta tham gia triển khai Bệnh viện dã chiến tại Nam Sudan các năm 2018, 2019 và 2021 lần lượt là 16% (10/03), 16% (10/03) và 21% (13/63). Dự kiến sẽ tăng tỷ lệ lên 25% các lần thay quân tiếp theo.
Lần thứ hai đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (lần đầu là nhiệm kỳ 2008-2009) với sự tín nhiệm gần như tuyệt đối của đông đảo | thành viên LHQ (192/193 phiếu bầu ủng hộ), ta đã hoàn thành xuất sắc cương vị này sau hai năm 2020 và 2021, thể hiện trách nhiệm cao, trực tiếp đóng góp vào các nỗ lực duy trì hòa bình, an ninh quốc tế và khu vực. Ta đã lồng ghép được các lợi ích, ưu tiên thông qua việc chủ trì, thúc đẩy các sáng kiến, văn kiện tại Hội đồng Bảo An, gắn kết vai trò ASEAN trong các hoạt động của Hội đồng Bảo an, khẳng định năng lực điều hành, từng bước thể hiện vai trò nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải tại Hội đồng Bảo an với nhiều dấu ấn tích cực, trong đó nổi bật là đã đề xuất, chủ trì soạn thảo, thương lượng, thông qua nhiều văn kiện, gồm: 02 Nghị quyết về Gia hạn các cơ chế tòa án còn tồn đọng và Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu; 03 Tuyên bố Chủ tịch của Hội đồng Bảo an về Tôn trọng Hiến chương LHQ, Tăng cường quan hệ giữa LHQ với các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và Giải quyết hậu quả bom mìn; 01 Tuyên bố báo chí về vụ tấn công khủng bố ở Indonesia; 01 Văn kiện Cam kết Hà Nội của Hội nghị Quốc tế về Phụ nữ, Hòa bình, An ninh. Trong lĩnh vực hợp tác phát triển, Việt Nam luôn tích cực ủng hộ những nỗ lực, sáng kiến để xây dựng một trật tự kinh tế – thương mại và tài chính bền vững, tăng cường hợp tác quốc tế và phát triển bền vững hướng tới con người, ưu tiên hỗ trợ các nước đang phát triển, kém phát triển. Tuy trình độ phát triển còn thấp so với khu vực và thế giới, nhưng Việt Nam cũng là một trong những nước được cộng dquốc tế đánh giá là một điển hình thành công trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và là một quốc gia quyết tâm và nghiêm túc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và Thỏa thuận Pa-ri về biến đổi khí hậu Việt Nam cũng tích cực thúc đẩy các sáng kiến cải tổ LHQ, đặc biệt được đánh giá là một trong những nước đi đầu triển khai sáng kiến “Thống nhất hành động” (Delivering as One) của LHQ nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của LHQ ở cấp độ quốc gia, với điểm sáng là việc khai trương Ngôi nhà Xanh LHQ đầu tiên trên thế giới vào tháng 5/2015.
Nổi bật là Việt Nam đã phối hợp tốt với LHQ trong công cuộc chống đại dịch Covid-19, trong đó đã thúc đẩy Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết về việc lấy ngày 27/12 hàng năm là ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh. Việt Nam cũng đã đóng góp 50.000 USD cho Quỹ ứng phó Covid-19 của LHQ và 1 triệu USD cho COVAX và đang chuẩn bị đóng góp tự nguyện thêm 500.000 USD cho COVAX, trở thành điểm tiếp nhận và điều trị bệnh nhân theo cơ chế MEDEVÁC (Nhóm công tác sơ tán y tế trên toàn hệ thống LHQ được thành lập năm 2020 nhằm chuyển bệnh nhân là nhân viên/người thân nhân viên của LHQ mắc COVID-19 hoặc bệnh nặng khác sang một quốc gia khác có các cơ sở chữa trị chất lượng cao hơn do năng lực y tế tại địa bàn công tác không đáp ứng yêu cầu chữa) của LHQ. Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine diễn biến phức tạp, Việt Nam đã đóng góp 500.000 USD thông qua các cơ quan liên quan của LHQ để cứu trợ nhân đạo cho những người dân bị ảnh hưởng bởi chiến sự tại Ukraine. Trong lĩnh vực quyền con người, Việt Nam luôn đề cao chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo đảm và thúc đẩy quyền con người theo các chuẩn mực quốc tế; tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh chống xu hướng chính trị hoá quyền con người, ủng hộ cách tiếp cận dựa trên đối thoại, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau; đề cao và thúc đẩy việc thực hiện các quyền kinh tế, văn hoá, xã hội và quyền phát triển phù hợp quan tâm chung của các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục hợp tác tích cực với các cơ chế LHQ về quyền con người, bảo vệ cáo quốc gia theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) và các báo cáo thực thi công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Việt Nam đã tham gia từ rất sớm và là thành viên của 7 trong 9 công ước quốc tế chủ chốt về quyền con người, hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ thành viên theo các công ước này và có nhiều đối thoại với 05 cơ quan công ước về quyền con người. Những cách làm hay của Việt Nam, nhất là trong việc thực hiện các khuyến nghị theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát của Hội đồng Nhân quyền (UPR), đã được LHQ và nhiều nước trong khu vực ghi nhận và chia sẻ.
Nguồn: Diễn đàn Dân chủ