Trang chủ Luận bàn - Phản biện Chuyện Hộ chiếu – Xã hội dân sự

Chuyện Hộ chiếu – Xã hội dân sự

135
0

Bọn BBC, RFA và các thể loại ba sọc có vẻ khoái chí khi nghe tin Đức tạm ngừng cấp thị thực vào Hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam, nên suốt ngày đăng bài bỉ bôi. BUồn là có báo trong nước còn viết là “Đức ngừng cấp thị thực vào hộ chiếu phổ thông mẫu mới, doanh nghiệp thiệt hại nặng”. Một số anh em thì nghi ngờ việc phát hành mẫu Hộ chiếu mới có sơ xuất…

Chuyện Hộ chiếu - Xã hội dân sự

Trước hết, phía Đức chỉ “tạm ngừng” chứ không phải “ngừng” cấp thị thực vào hộ chiếu phổ thông Việt Nam theo mẫu mới màu xanh tím than có số series bắt đầu bằng chữ “Q” (một số thông tin là chữ “P”) với lý do “không có thông tin về nơi sinh” và mẫu hộ chiếu này cũng “tạm thời” chưa được Cơ quan Nội vụ Đức công nhận.

Phía Đức giải thích rằng, “do có nhiều trường hợp người mang hộ chiếu trùng họ, phía Đức chỉ có thể xác định được nơi sinh thông qua số định danh cá nhân có 12 chữ số và thông qua việc đối chiếu với một danh sách dài 7 trang. Tuy nhiên, đối với cơ quan chính quyền ở Đức, việc tìm nơi sinh thông qua số định danh trong hộ chiếu là không thể thực hiện được”.

Thật ra, trước khi phát hành Hộ chiếu mẫu mới, các cơ quan chức năng đã căn cứ vào xu hướng của thế giới, làm việc với nhiều đối tác ngoại giao và thống nhất Hộ chiếu không nên ghi nơi sinh để chống phân biệt chủng tộc, chống phân biệt đối xử trên phạm vi toàn cầu. Vì thực tế, nạn phân biệt đối xử xảy ra chủ yếu ở Mỹ và một số nước châu Âu trong đó có Đức.
Có những thông tin cho rằng, phía Đức rất cẩn trọng đối với những người được sinh ra tại “một số tỉnh thành ở Việt Nam”. Đây là thông tin nhạy cảm, và chuyện này nếu có thật thì rõ ràng là phân biệt đối xử, vi phạm nhân quyền, đi ngược với sự tiến bộ, văn minh của loài người.
Liên quan đến thông tin nói trên, một lãnh đạo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh nhận định: “Có thể phía Đức cần kiểm soát kỹ một số địa phương của Việt Nam, nên họ cần ghi rõ nơi sinh để thuận tiện trong việc nhận diện, kiểm soát”.

Chuyện Hộ chiếu - Xã hội dân sự

Kể từ khi Hộ chiếu phổ thông mẫu mới của Việt Nam được phát hành, đã được các nước trên thế giới chấp nhận, trừ Đức. Đã không có nước nào từ chối cấp Visa cho công dân Việt Nam vào nước họ với Hộ chiếu mẫu mới. Các anh chị có thể tham khảo bài báo dưới đây:
Bài báo: Pháp vẫn công nhận hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam

Thực tế cũng xác nhận Việt Nam không phải nước đầu tiên không ghi nơi sinh trên Hộ chiếu.

Cần phải minh định rằng, Hộ chiếu “không ghi nơi sinh” thì tấm Hộ chiếu đó không có dữ liệu về nơi sinh, vấn đề là nước chủ nhà có đủ trình độ công nghệ để đọc được nó hay không mà thôi. Hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam và của các quốc gia văn minh hiện nay đều được gắn chíp chứa đựng dữ liệu cá nhân (trong đó có nơi sinh). Những hộ chiếu mẫu mới này về hình thức thì mắt thường của người không có trách nhiệm sẽ không nhìn thấy nơi sinh. Nhưng cơ quan quản lý sẽ thấy bằng phương tiện kiểm tra đủ tốt đủ hiện đại của mình.

Tôi khá ngạc nhiên khi phía Đức lại không thể xác định được nơi sinh đã được tích hợp vào Hộ chiếu mẫu mới, trong khi đó Việt Nam thì chỉ làm trong 1 phút. Tôi càng ngạc nhiên hơn khi mà phía Đức giải thích: “Đối với cơ quan chính quyền ở Đức, việc tìm nơi sinh thông qua số định danh trong hộ chiếu là không thể thực hiện được” và “phải đối chiếu một cách thủ công với một danh sách dài 7 trang và không phải chỗ kiểm tra nào cũng có danh sách này”.

Xin được nhắc lại một lần nữa, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an khẳng định, Hộ chiếu mới của Việt Nam đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo tích hợp và tra cứu tàng thư nên không cần ghi nơi sinh như mẫu hộ chiếu cũ và hộ chiếu của nhiều quốc gia hiện nay cũng không ghi nơi sinh.

Như vậy có thể tóm lại rằng, việc Đức tạm ngừng cấp thị thực vào Hộ chiếu phổ thông mẫu mới của Việt Nam là xuất phát từ (1) khả năng công nghệ của họ và (2) có thể phía Đức cần kiểm soát kỹ một số người ở địa phương của Việt Nam, nên họ cần ghi rõ nơi sinh để thuận tiện trong việc nhận diện, kiểm soát.

[email protected]

Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây