Còn nhớ cách thời điểm đăng bài viết này khoảng tháng rưỡi, khi giá xăng RON95 tăng kỷ lục gần mức 33k/lít, nhiều anh chị kêu gào thảm thiết khiến cho kẻ trung niên dẫu ngồi giữa dòng đường kẹt cứng xe lúc tan tầm, cũng không khỏi xót xa. Nhưng kỳ lạ thay, chính những cái mõm vẩu đấy lại im thin thít khi giá xăng RON95 hạ về mốc hơn 26 nghìn.
Theo dữ liệu của trang Trading Economics, giá xăng Việt Nam ngày 22/07/2022 xếp theo giá từ thấp đến cao, đứng thứ 36/96 quốc và vùng lãnh thổ được khảo sát. Giá này là cao hay thấp mà cần phải nói trắng phớ ra thì mời các anh chị quay về trường cấp 1 ngậm giẻ lau bảng vào mồm và dập đầu 3 lần trước giáo viên chủ nhiệm.
Ảnh: Economist
Cà khịa vậy thôi, chứ tút này bàn về một vấn đề tuy khác biệt nhưng vẫn rất liên quan: LẠM PHÁT.
Trước hết, bản chất của kinh tế học không phải là việc trình diễn những con số phức tạp nhằm gây khó hiểu mà để lý giải rất nhiều hiện tượng trong sự vận hành của xã hội. Môn khoa học dùng bán cầu não trái này tất nhiên sẽ không hợp phù với một số anh chị nhà báo, thành phần yêu dân chủ, mến dân quyền, đòi hỏi cấp tiến trong tư duy nhưng lại luôn tự ti về dân tộc.
Trong khi lạm phát gia tăng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đơn cử như Hoa Kỳ đang chịu đựng mức lạm phát lên đến 8,6% – mức cao nhất kể từ năm 1981. Thì Việt Nam đã công bố mức lạm phát khá thấp chỉ 2,44% cho 6 tháng đầu năm. Trơ trẽn như vốn, nhiều anh chị lập tức ngoác mõm bảo Việt Nam đang thao túng số liệu để có mức lạm phát thấp.
Các anh chị ạ, phải biết rằng ở thời điểm hiện tại, để một quốc gia được-xem-là-mở-cửa thì việc quốc gia ấy che giấu hoặc thao túng số liệu, đặc biệt về kinh tế, là điều không thể. Muốn minh bạch để kêu gọi đầu tư thì Việt Nam càng phải cung cấp các số liệu cho các tổ chức quốc tế càng chi tiết càng tốt. Điển hình như Tổng cục Thống kê hiện nay hợp tác với Ngân hàng Thế giới (World Bank) để cung cấp nhiều dữ liệu thậm chí ở cấp độ dữ liệu thô.
Trong ngành khoa học về xác suất thông kê, người ta chấp nhận một tỉ lệ sai số (statistical errors) nhất định, miễn nó không làm chệch hướng kết quả khác với sự thật, trừ một số đại nhà báo. Điều này không có nghĩa là Việt Nam muốn áp dụng tỉ lệ sai số là bao nhiêu tùy thích mà chúng ta bắt buộc phải tính rổ hàng hóa CPI (lạm phát) theo theo hướng dẫn của Tổ chức Lao động thế giới (ILO) từ năm 1995 đến nay.
Mỗi quốc gia có một rổ hàng hóa để tính lạm phát khác nhau đơn giản vì hành vi tiêu dùng của người dân mỗi nước mỗi khác. Người châu Âu có thể chi dùng rất lớn các khoản điện, nước, khí đốt nhưng người Việt chi gần 28 đồng trong mỗi 100 đồng tiêu dùng cho thực phẩm. Chính vì lý do này, 752 mặt hàng trong rổ hàng hóa để tính lạm phát của Việt Nam sẽ khác với phần còn lại của thế giới.
Hiểu như thế mới thấy nhiều anh chị so sánh vô cùng khập khiễng rằng tại sao mặt hàng nọ, sản phẩm kia tăng giá trong khi lạm phát lại không tăng nhiều. Như có anh gì gì cũng cây cao bóng cả trong làng kinh tế cấp tiến đặt ra câu hỏi rằng tại sao giá ly café thương hiệu nước ngoài Starbucks 80k tăng giá 10% trong khi CPI vẫn chỉ 2,44% khiến cho kẻ trung niên này đang uống cốc café Circle K 15k suýt sặc cười mà phun vào màn hình điện thoại.
Quay lại với câu hỏi quan trọng nhất, vì sao lạm phát của Việt Nam thấp?
Trong tất cả các Hiệp định thương mại quốc tế, có hai nhóm mặt hàng luôn được quy định rất chặt chẽ và chi tiết, phản ánh hai nhu cầu chính yếu của con người là dệt may và nông sản. Con người có thể từ bỏ nhu cầu về quần áo mới nhưng nếu không có thực phẩm thì chúng ta chỉ có thể lên bàn thờ ngắm gà khỏa thân. Cuộc chiến Nga-Ukraine đã đẩy giá lương thực và phân bón lên quá cao gây ra lạm phát kỉ lục ở nhiều quốc gia không tự chủ về nguồn lương thực.
May mắn thay, Việt Nam chúng ta lại là một cường quốc trong xuất khẩu lương thực, chỉ riêng về gạo đã đứng thứ hai thế giới. Dù trong hoàn cảnh đại dịch hay gia tăng lạm phát, nông nghiệp quả nhiên luôn là trụ đỡ cho cả nền kinh tế của chúng ta. Tờ The Economist đã có một bài phân tích rất chi tiết về vấn đề này, tham khảo ở đây: https://www.economist.com/finance-and-economics/2022/06/20/why-is-inflation-relatively-low-in-some-places/
Cũng đồng quan điểm với The Economist, báo cáo mới đây của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng thế giới World Bank đã giữ nguyên mức dự báo lạm phát của Việt Nam năm nay lần lượt là 3,8% và 3,9%, tương ứng với mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% của Việt Nam. Xin lưu ý cho là các định chế tài chính và tổ chức này luôn duy trì các hệ thống dữ liệu thị trường (market intelligences) rất chính xác.
Tôi vẫn cảm thấy khá thú vị với nhiều người thay vì lựa chọn tin tưởng đánh giá của các chuyên gia và tổ chức uy tín trên thế giới lại chọn tin vào thông tin nhiều anh chị nhà báo mà tổ hợp 3 môn thi có qua được 9 điểm hay không vẫn còn là ẩn số nhưng lại thích đi bốc phét về kinh tế.
Nếu cảm thấy chỉ số lạm phát mà Việt Nam công bố có vấn đề xin nhớ cho, dù giá cả có tăng phi mã thì ở đất nước chúng ta, muối i-ốt vẫn là sản phẩm mà đại chúng đều có thể tiếp cận. Thậm chí, không mua thì đi xin cũng vẫn được.
Nguồn: FB Ngô Thiên Hương
(https://www.facebook.com/groups/noivemoithu/posts/1091642308457617/)