Trang chủ Chính trị Mỹ không rời bỏ Trung Đông nhưng vẫn gặp cái kết không...

Mỹ không rời bỏ Trung Đông nhưng vẫn gặp cái kết không như ý

117
0

Sau một thời gian dài lạnh nhạt với Trung Đông thì mới đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã và đang xúc tiến các hoạt động nhằm quay trở lại khu vực này. Chuyến công du các nước Arab vùng Vịnh của Tổng thống Mỹ có nhiều thay đổi quan trọng và điều này cũng đặt ra một câu hỏi: Liệu chuyến đi này có khiến nền kinh tế thế giới chuyển biến tích cực?

Mỹ không rời bỏ Trung Đông nhưng vẫn gặp cái kết không như ýTổng thống Mỹ Joe Biden tiếp xúc với các nước tại Hội nghị Thưởng định Mỹ – Ả rập Saudi.

Trước đó, chuyến đi các nước Arab vùng Vịnh dự kiến sẽ mang lại nhiều triển vọng tích cực cho chính trị và kinh tế thế giới vốn đã rất ảm đạm sau nửa năm đầy bất ổn bởi xung đột tại Ukraine. Tổng thống Mỹ tuyên bố rất rõ các nhóm mục tiêu quan trọng của chuyến công du lần này đến Trung Đông là: Cứu vãn thị trường dầu mỏ, giải quyết xung đột Israel – Palestine và vấn đề hạt nhân tại Iran. Một số chuyên gia đã cho biết: Trên thực tế, cả ba mục tiêu trên có thể được gói gọn trong hai nhóm là kinh tế và chính trị. Trong đó, mục tiêu kinh tế tỏ ra khả quan hơn, đây cũng là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Tổng thống Biden nếu muốn nắm được phần thắng trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp tới vào tháng 11 hoặc xa hơn là làm thay đổi tương quan lực lượng tại Đông Âu.

Kinh tế toàn cầu 6 tháng đầu năm 2022 vừa có những dấu hiệu phục hồi sau đại dịch thì lại tiếp tục hứng chịu dư chấn nặng nề từ xung đột ở Ukraine. Một cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng bắt nguồn từ chính sách cấm vận của hai bên tham chiến và các nước đồng minh đã kéo cả thế giới rơi vào vòng xoáy lạm phát, thất nghiệp và đình đốn. Do đó, một giải pháp được chính quyền Mỹ tính đến là tìm cách gia tăng sản lượng khai thác dầu ở những nước ở Trung Đông, trong đó, có vai trò và vị thế hết sức quan trọng của Ả rập Saudi.

Cụ thể hơn, hiện nay, Ả rập Saudi có thể được xem là quốc gia dẫn dắt các nước Arab vùng Vịnh và có tiếng nói rất lớn trong cộng đồng các nước xuất khẩu dầu mỏ. Nếu tiếp cận và nhận được sự hỗ trợ từ nước này đồng nghĩa với việc đạt được những mục tiêu trung và dài hạn không chỉ với tình hình Trung Đông nói riêng, mà là cả cục diện chính trị thế giới nói chung. Tuy nhiên, quá khứ đồng minh mặn nồng trong thế kỷ XX đã không thể cứu vãn đi một thực tế rằng: Những rào cản từ sự khác biệt trong quan điểm giữa chính quyền Mỹ và hoàng gia Saudi Arab là quá lớn. Mâu thuẫn Israel và các nước Arab vùng Vịnh hay giữa Ả rập Saudi và Iran thời gian qua đã cho các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông cảm thấy họ bị bỏ rơi và điều này khiến nhiều nước trong khu vực không mặn mà gì về những tuyên bố của Tổng thống Mỹ.

Mỹ không rời bỏ Trung Đông nhưng vẫn gặp cái kết không như ýCú chạm tay “thân thiện” giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thái tử Ả rập Saudi Mohammed bin Salman.

Bên cạnh đó, trên phương diện cá nhân, ông Joe Biden đã từng có những hiềm khích với Thái tử Mohammed bin Salman, khi cáo buộc ông này liên quan đến vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi. Do đó, chuyến đi lần này đến Ả rập Saudi còn nhằm làm ấm lại mối quan hệ đã nguội lạnh trong vài năm trở lại đây. Tổng thống Biden và Thái tử Salman đã có một cú chạm tay “thân thiện” và sau đó là 18 thỏa thuận hợp tác về không gian, đầu tư, năng lượng và y tế được ký kết giữa hai nước. Tuy nhiên, liên quan đến chương trình nghị sự về dầu mỏ, Ả rập Saudi thẳng thừng tuyên bố rằng họ không thể gia tăng hơn nữa công suất khai thác dầu. Thiếu sự hỗ trợ từ Ả rập Saudi cho thị trường dầu mỏ thế giới thì xem như mục đích chính của chuyến công du chưa thể hoàn thành.

Tờ Washington Post bình luận rằng: Chuyến đi tới Trung Đông đã mở ra một chương mới và nhiều hứa hẹn hơn về sự tham gia của Mỹ ở khu vực này. Mỹ đang nhận thấy vai trò ngày càng gia tăng của Trung Đông trong bối cảnh đầy bất ổn của chính trị thế giới. Không hoàn toàn hy vọng về nhiều vấn đề ngoại giao và hợp tác đa lĩnh vực giữa các bên sẽ được xúc tiến trong thời gian tới. Cũng không thể đòi hỏi nền kinh tế thế giới phục hồi mạnh mẽ, lạm phát giảm và cán cân cung cầu được cân bằng sau khi các thỏa thuận về dầu mỏ được thông qua, đặc biệt trong thời gian ngắn hạn. Vì mục tiêu cứu vãn thị trường dầu mỏ đã không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào lớn. Hơn nữa, nguyên nhân chính gây nên tình trạng bất ổn nói chung của kinh tế toàn cầu vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đó là cuộc xung đột tại Ukraine và các biện pháp cấm vận từ hai phía.

Đăng Võ

Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây