Chủ nghĩa cơ hội ngày nay khác với chủ nghĩa cơ hội “cổ điển” ở chỗ, nó không còn đơn thuần là biểu hiện của mâu thuẫn giữa hai luồng tư tưởng, mà đã hóa thân thành “muôn hình vạn trạng”, hòa vào xã hội như một “căn bệnh” quái ác, với mức độ khôn khéo hơn, ngụy trang kỹ lưỡng hơn...Do đó, nhận thức rõ và tăng cường đẩy mạng cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội đóng vai trò rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng hiện nay…
ảnh: Internet
Chủ nghĩa cơ hội là trào lưu tư tưởng đối lập với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, là tàn dư của tư tưởng tư sản, tiểu tư sản trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Nó sẵn sàng hy sinh lợi ích cơ bản, lâu dài của giai cấp công nhân, của phong trào công nhân vì lợi ích trước mắt của một bộ phận. Thực chất, đó là sự đầu hàng trước những trào lưu tư tưởng tư sản và là sự phản bội chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Chủ nghĩa cơ hội tồn tại dưới nhiều hình thức, như: Ngụy biện, sẵn sàng thay đổi quan điểm, tư tưởng cơ bản để trục lợi; về kinh tế, đó là sự thực dụng, sẵn sàng đánh đổi cả phong trào vì lợi ích kinh tế trước mắt của một nhóm người; về hành động, đó là sự phiêu lưu, lúc tả khuynh, lúc hữu khuynh, lúc thì nóng vội, lúc thì chủ quan, sẵn sàng từ bỏ mục tiêu cách mạng, thủ đoạn thì tinh vi, lắt léo, dễ dàng thỏa hiệp với mọi loại trào lưu khi có lợi. Do vậy, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục.
Hiện nay, do thể chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chưa có sự phát triển đồng bộ và hiện đại, còn nảy sinh nhiều mặt trái; đồng thời, do những yếu kém của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong quá trình lãnh đạo và tổ chức thực hiện sự nghiệp đổi mới, cho nên không ít cán bộ, đảng viên lập trường không kiên định đã “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” thành các phần tử cơ hội, và nhiều phần tử cơ hội tìm cách chui vào hàng ngũ của Đảng nhằm trục lợi.
Biểu hiện của những kẻ cơ hội trong những năm qua ở nước ta là bất chấp lợi ích của Đảng, của nhân dân, tìm cách vun vén cho lợi ích cá nhân, gia đình, dòng tộc. Họ say mê quyền lực, địa vị, coi đó như một thứ có thể mua bán, tiến thân, từ đó mà khéo luồn lách, nịnh bợ để lấy lòng cấp trên, để tranh thủ lá phiếu trước mỗi đợt bầu cử. Họ kéo bè, kết cánh, “móc ngoặc” trên dưới, trong ngoài, tìm mọi cách để “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy danh”, “chạy lợi”, “chạy chỗ”, “chạy bằng cấp”, “chạy tuổi” và khi bị phát hiện thì tiếp tục “chạy tội”. Họ lợi dụng việc tuyển chọn, đánh giá, luân chuyển cán bộ để trục lợi cá nhân, tìm mọi cách đưa người “cùng cánh” vào nắm những chức vụ trong cơ quan, mà không chịu chọn những người có đủ đức, tài.
Những biểu hiện nêu trên của các phần tử cơ hội đang ảnh hưởng đến nhiều cán bộ, đảng viên, mà nếu không được ngăn chặn, sẽ làm cho họ bị suy giảm dần về bản chất cách mạng, xa rời mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng, xa rời hệ tư tưởng của giai cấp công nhân là chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sa sút về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, phương pháp, tác phong công tác, không còn khả năng tổ chức, tập hợp quần chúng quán triệt và thực hiện thắng lợi mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không còn giữ được vai trò là chiến sĩ tiên phong của Đảng, cuối cùng sẽ dẫn đến mất Đảng, mất chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đã dày công xây dựng. Vì vậy, chúng ta phải kiên quyết chống lại chủ nghĩa cơ hội. Đây không những là vấn đề mang tính quy luật trong sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, mà còn là yêu cầu, nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách của các đảng cộng sản và phong trào công nhân thế giới nói chung, của Đảng Cộng sản Việt Nam và cách mạng Việt Nam nói riêng.
Để đấu tranh với chủ nghĩa cơ hội và những phần tử cơ hội có hiệu quả, cần có sự vào cuộc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cũng như các cấp, các ngành. Theo đó, cần thực hiện quyết liệt, đồng bộ và toàn diện các giải pháp về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cơ chế, chính sách, pháp luật với quyết tâm cao, nhất là của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu các tổ chức đảng, chính quyền các cấp.
Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, là người tổ chức và lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta liên tục giành được những thắng lợi vĩ đại. Suốt từ ngày Đảng ra đời đến nay, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng đã được lịch sử khẳng định, là kết của quá trình không ngừng xây dựng Đảng về mọi mặt chính tặi, tư tưởng và tổ chức. Trung thành với chủ nghĩa Mác – lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam.
Trong lịch sử của Đảng cộng sản Việt Nam không xuất hiện chủ nghĩa cơ hội xét lại với tư cách là một trào lưu chính trị tư tưởng, như với nhiều Đảng cộng sản khác, đặc biệt là các Đảng cộng sản ở các nước Châu Âu là vì, ngay từ khi Đảng ra đời các đảng viên của Đảng đã có sự thống nhất cao về mục tiêu là giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân lao động; trong lúc chủ nghĩa cơ hội Quốc tế về cơ bản bị đẩy lùi, không còn giữ vị trí thống trị, lũng đoạn trong phong trào cộng sản, Quốc tế III đã được thành lập và chỉ đạo phong trào cộng sản Quốc tế một cách đúng đắn; Đảng ta luôn có đường lối chính trị đúng đắn, sáng tạo, có truyền thống đoàn kết gắn bó, đội ngũ cán bộ Đảng viên có phẩm chất chính tri trị tốt, phấn đấu hy sinh vì lí tưởng. Tuy nhiên, trong quá trình đấu tranh gian khổ phức tạp kéo dài, ở vào những thời điểm bước ngoặt của lich sử, trong nội bộ Đảng có xuất hiện những tư tưởng cơ hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội dưới nhiều màu sắc khác nhau, với những mức độ khác nhau.
Vì vậy, chống mọi biểu hiện cơ hội là vấn đề đặt ra một cách cấp thiết hiện nay. Cần phải vạch trần chủ nghĩa cơ hội, cũng như những biểu hiện sâu xa của chủ nghĩa cơ hội, sự nguy hại của nó đối xã hội, với tổ chức đảng, với bộ máy Nhà nước, để mọi người nhận diện, để tự rèn luyện và tránh xa, khi thấy xuất hiện thì đấu tranh loai bỏ vì lợi ích của đất nước và sinh mệnh của Đảng; tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng thật chặt chẽ có chất lượng, toàn diện trên tất cả những lĩnh vực theo đúng tinh thần Nghị quyết TW6 (lần 2) Khoa VIII; các tổ chức đảng làm tốt công tác quản lí cán bộ, quản lí đảng viên trên tất cả các lĩnh vực, trong các mỗi quan hệ, thường xuyên nắm chắc tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên. Thực hiện nghiêm quy chế cán bộ, đặc biệt trong việc bổ nhiệm cán bộ chủ chốt, không để những kẻ cơ hội về chính trị, thoái hóa về phẩm chất đạo đức, những kẻ bất tài vào vị trí lãnh đạo; giáo dục cho toàn Đảng, toàn dân kiên quyết với mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Đảng, quán triệt đường lối đổi mới, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, phát huy chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào, ý chí tự lập tự cường của dân tộc. Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lí luận, làm rõ hơn nữa tính khoa học con đường đi lên CNXH ở nước ta; chủ động tấn công triển khai có hiệu quả cuộc đấu tranh trên mặt trận lí luận tư tưởng, làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng lí luận, đẩy lùi tư tưởng cơ hội./.
TƯ VĂN
Nguồn: Đấu trường Dân chủ