Trang chủ Luận bàn - Phản biện Vì sao không đặc xá tội phản quốc, gián điệp, bạo loạn…?

Vì sao không đặc xá tội phản quốc, gián điệp, bạo loạn…?

207
0

Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”, Nhà nước Việt Nam rất bao dung với nhưng với tội phạm phản quốc, cấu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại đến độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc thì không, vì…

Vì sao không đặc xá tội phản quốc, gián điệp, bạo loạn…?

Bị cáo Phạm Thị Đoan Trang bị tuyên phạt 9 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999

Về nguyên tắc, người bị kết án phải chấp hành đủ nội dung bản án. Tuy nhiên, với chính sách khoan hồng, nhân đạo, hướng thiện, hiện thực hóa mục đích của hình phạt là cải tạo giáo dục, nên trong quá trình đó phạm nhân có thể được đặc xá, tha tù trước thời hạn. Nhưng trên nguyên tắc, đặc xá phải đảm bảo yêu cầu về đối nội, đối ngoại, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Thực tế, phạm nhân trong nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hòa bình đều có tính chất, mức độ hết sức nguy hiểm. Nếu hành vi phạm tội được các đối tượng thực hiện thành công thì hậu quả không chỉ về vật chất mà còn có thể là nguồn cơn của chiến tranh, khủng bố, bất ổn. Chủ thể phạm tội đều thực hiện với lỗi cố ý, ý thức phạm tội quyết liệt. Đáng nói, phần lớn trong số đó dù đang chấp hành án nhưng vẫn chưa từ bỏ mục đích, ý đồ phạm tội, nên nếu được đặc xá, họ sẽ vẫn tiếp tục tiến hành các hoạt động phá hoại, gây rối an ninh.

Đơn cử, các đối tượng Trần Huỳnh Duy Thức, Cấn Thị Thêu… đều là những kẻ phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, dù đã bị kết án vẫn không hối lỗi, tiếp tục có nhiều hành vi chống phá. Từ câu chuyện đặc xá, nhìn vào thế giới của loài chim tu hú dễ dàng nhận thấy không ít điểm trùng hợp. Không chịu làm tổ, đẻ trứng, ấp và chăm con như những loài chim khác, tu hú lại tìm tổ chim chích và gửi trứng của mình ở đó. Vậy nhưng thay vì cảm kích, biết thân biết phận, ngay từ khi mới nở, tu hú non đã tìm cách để đẩy chim chích non tội nghiệp văng ra khỏi tổ. Câu chuyện của loài tu hú cũng đã phản ánh một số khía cạnh nhất định trong xã hội con người. Có những người sinh ra đã là “vai ác” nhưng lại luôn tự cho mình là “nạn nhân” của xã hội, dù luôn tìm mọi cách tấn công sự bình yên của xã hội nhưng lại muốn được hưởng ưu tiên, lợi ích từ xã hội đó. Đây thực sự là điều vô lý.

Trong xã hội, mọi vấn đề đều có mối quan hệ nhân quả với nhau. Nếu thực hiện hành vi sai trái thì phải gánh chịu hậu quả tương ứng. Nếu đã chống lại Tổ quốc thì đừng đòi hỏi Tổ quốc phải ưu ái.

Bảo An

Theo Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây