Mấy hôm nay cái Drama Khánh Ly hát ” gia tài của mẹ” rần trên mạng.
Rất buồn là một vài người không hiểu họ đã từng học một nốt nhạc lý nào chưa mà họ phán như thật
Một trong những luận điệu phổ biến nhất là họ cho rằng Khánh Ly là cứu cánh cho âm nhạc Việt,và cho rằng m nhạc Việt không có cây đa cây đề,là bla bla……
Tôi tự hỏi rằng họ phải chăng là người ở một hành tinh nào đấy chăng mà không biết đến những Quang Thọ, Tạ Minh Tâm, Trung Đức, Thu Hiền, Thanh Hoa, Trần Hiếu?
Tôi chẳng muốn coi thường Khánh Ly vì thực tế bà ta rất có tài năng,hát rất hay,nhưng bảo bà ta so sánh cùng mấy cái tên tôi kể trên để nâng tầm cây đa cây đề thì thật sự khập khiễng, vì thực tế chỉ cần so với những Trọng Tấn, Tâm Nhàn, Anh Thơ, Việt Hoàn là cũng thấy sự chênh lệch rồi, ngay như trong show của bà ta,phần bà ta song ca cùng Mỹ Linh cũng đã là một bằng chứng không thể thuyết phục hơn.
Hẳn nhiều người lôi cái tuổi 70 của bà ta ra bào chữa, thì xin nhắc cho rằng cách đây 2 năm, trong live show Thu Hà Nội, NSND Thu Hiền,một người sấp sỉ tuổi bà ta song ca cùng ca sĩ Diva Hồng Nhung và Thanh Lam, và giọng ca cô Thu Hiền vẫn đủ khả năng lấn lướt 2 diva, vậy thì rõ ràng tuổi tác ko phải vấn đề ở đây.
Còn nói về hút khách thì vào năm 2018 NSND Quang Thọ tổ chức Liveshow ” Hãy Đến Với Anh” tại cung hữu nghị Việt Xô,và liveshow của ông ful hội trường, một kỷ lục hiếm thấy của Việt Xô,điều mà đến cả Chế Linh, Tuấn Ngọc cũng chưa từng làm được khi biểu diễn tại đây, vậy thì tôi không hiểu thông tin ở đâu mà nhiều người cho rằng âm nhạc Việt Nam ko có cây đa cây đề hút khách, một sự nực cười đến kỳ lạ
Chưa kể ai đó còn nâng tầm Nhạc Trịnh thành hồn cốt dân tộc.
Trời đất, tôi tự hỏi họ đã từng nghe Thiên Thai hay Đàn Chim Việt của Văn Cao chưa mà họ phán bừa như vậy,
Nếu nói về hồn cốt dân tộc,xin mạn phép ko kể đến những Xẩm,Chèo,Cải Lương.. vì rõ ràng đấy là nhưng đỉnh cao của dân tộc rồi, tôi chỉ xin nêu ra đây các tác phẩm của Văn Cao ví như Trương Chi, Suối Mơ,Đàn Chim Việt,Trường Ca Sông Lô, những tác phẩm mà bản thân đã đạt đến đỉnh cao của Nghệ thuật, lấy ví dụ như bản Thiên Thai,nếu nghe qua một lần hẳn các nhạc sĩ Việt phải cúi đầu học hỏi bởi sự phối hợp đồng điệu đến kỳ là giữa phong cách cổ điển phương tây và làn điệu chèo pha chút quan họ trong đó,trên làn ca từ cổ tích viết bằng thơ,đó mới là hồn cốt dân tộc,chứ bao h mới đến Nhạc Trịnh.
Và cái luận điệu rằng tôn trọng tác phẩm của Khánh Ly và ban tổ chức làm tôi không khỏi nhớ đến Chế Linh.
Chế Linh, một sao ca nhạc không hề kém Khánh Ly,có khi còn hơn cả Khánh Ly, ông cũng đã không ít lần về Việt Nam hát,và cũng chả hiếm lần ông bị sở văn hoá stop biểu diễn, nhưng Chế Linh khác Khánh Ly ở chỗ ông luôn có tinh thần cầu thị, ông sẵn sàng đổi lời bài hát sao cho nó hợp với hoàn cảnh và thời điểm
Ông từng bộc bạch ” khi tôi ra đi, tôi mất tất cả,nên lúc đó tôi thù hận chế độ là đưpng nhiên, nhưng rồi ai cũng có cuội có nguồn,tôi phải về,về với quê hương về với khán giả,và khi về rồi tôi mới nhận ra tôi có nhiều sự thù hằn vô lý với nhà nước”.
Và để hợp với tinh thần hoà hợp dân tộc,không ít lần ông đổi lời bài hát
Ví dụ như trong ca khúc “Nó” ông đã đổi câu ” miền bắc điêu tàn” thành “cuộc chiến điêu tàn”. Trong bài ” phố đêm” ông đổi câu “người chiên binh xa nhà mà vẫn luôn yêu đời” thành ” người lữ khách xa nhà mà vẫn luôn yêu đời”
Nhưng nổi tiếng nhất là bài ” Thương Hận” khi ông bỏ hẳn câu hát ” có phơi xac giặc xoá hận em cười ” thành ” có ai đốt hết lá rừng cuối trời”.
Và không chỉ Chế Linh,mà Tuấn Vũ cũng ko ít lần thay lời bài hát cho hợp hoàn cảnh
Nếu Khánh Ly thực sự có ý muốn cống hiến thì bà ta nên biết bà ta đang ở đâu,và nêb học theo Chế Linh,Tuấn Vũ chứ không phải kiểu cố chấp coi thường nhà nước thế này
Và người hâm mộ bà ta cũng nên nhận biết rằng mn chỉ trích bà ta là chỉ trích cái thái độ coi thường nhà nước và quy định của nhà nước,không tôn trọng khán giả của bà ta và ban tổ chức chứ không phải chỉ trích bản thân cá nhân bà ta
Bài viết Nhìn Khánh Ly mà đến nhớ Chế Linh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Thanh niên Việt Nam.
Nguồn: Diễn đàn Dân chủ