Trang chủ Luận bàn - Phản biện Thấy gì từ chiến tranh Nga – Ucraina: ranh giới mong manh...

Thấy gì từ chiến tranh Nga – Ucraina: ranh giới mong manh giữa lợi ích quốc gia và hòa bình

452
0

Việc Nga mở chiến dịch đặc biệt vào Ukraine là hệ quả tất yếu của 8 năm đối đầu chính trị căng thẳng giữa Kiev và Moscow. Điều này cho thấy Nga không hề dọa Ukriane. Tám năm qua người dân Ukraine đã phải hứng chịu những thiệt hại do cuộc cách mạng Maidan mang đến, cùng với việc đất nước bị chia rẽ giữa miền Đông và miền Tây và sự ly khai của hai vùng đất phía đông. Tuy nhiên, đó chưa phải là đỉnh điểm, khi phương Tây và Mỹ liên tục đưa ra những quan điểm và lời hứa về việc cho Ukraine gia nhập Nato, đồng thời đưa cố vấn quân sự và hỗ trợ xây dựng quân đội Ukraine. Điều đó đã khiến cho nước Nga cảm thấy bị đe dọa. Cả Mỹ và phương Tây và Ukraine đều biết vẫn đề cốt lõi là: Nga không thể để mất Ukraine vào tay Phương Tây, mà cụ thể ở đây là Ukraine không được phép gia nhập NATO tuy nhiên họ vẫn thực hiện những hoạt động mà nước Nga cho là đe dọa đến an ninh của mình. Có lẽ bài học về việc Nga thu hồi bán đảo Crimea năm 2014 vẫn chưa đủ đối với Mỹ và Phương Tây, nhìn vào cục diện hiện nay chúng ta thấy một Putin quyết đoán, bất chấp Mỹ và Phương Tây.

Thấy gì từ chiến tranh Nga - Ucraina: ranh giới mong manh giữa lợi ích quốc gia và hòa bình

Ảnh: Thấy gì từ cuộc chiến tranh Nga – Ucraina

Hành động quyết liệt lần này cũng được coi là phép thử phản ứng của nước Nga dành cho Mỹ và Phương Tây, cụ thể là NATO kể từ sau cuộc chiến 8 ngày với Gruzia năm 2008. Thực tế, ngoài những lời hứa và hành động cầu nguyện và các lệnh cấm vận không hề có một cuộc điều binh hỗ trợ nào như những gì Ukraine mong đợi. Điều này cho thấy trong trật tự thế giới mới đang được thay đổi, một lần nữa người Nga chứng minh cho người Mỹ biết việc người Mỹ can thiệp vào các quốc gia có chủ quyền trên thế giới để bảo vệ lợi ích của Mỹ thì nước Nga cũng có thể làm được. Thế nên bất chấp mọi lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ và phương Tây, Nga vẫn hùng mạnh là vì có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc hậu thuẫn. Nhưng hành động của của nước Nga cũng là thực hiện những gì mà nước Mỹ đã làm trong suốt 30 năm qua đối với thế giới kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 đến nay

Việc nước Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine đang cũng là phép thử để Trung Quốc có thể thực hiện các hành động quyết đoán trong vấn đề Đài Loan. Bài học về Gruzia năm 2008 và Ukraine năm 2014 và nay là 2022 cho thấy sự thật cho thấy mỗi quốc gia sẽ phải tự cường để tự bảo vệ mình chứ không phải trông chờ vào những lời hứa từ những quốc gia khác trên thế giới. Cũng như không mạo hiểm với việc đưa quốc gia vào thế đối đầu với một quốc gia láng giềng hung mạnh. Với hành động quân sự quyết đoán này của nước Nga thì các quốc gia có suy nghĩ trông chờ đừng mong chờ Mỹ hay phương Tây có thể xông pha giải cứu. Tất cả chỉ là đãi môi ngoại giao. Nền hòa bình thế giới đang mong manh hơn bao giờ hết. Chủ quyền quốc gia chỉ là khái niệm tương đối được pháp luật quốc tế thừa nhận nhưng các cường quốc sẵn sàng bất chấp để tiến hành hành động quân sự.

Ông Putin sẽ đi vào lịch sử thế giới với hình ảnh một nhà độc tài quân sự chính trị lỗi lạc với người này và đẫm máu với người kia, người mà dám quyết đoán giành lại lãnh thổ cho nước Nga và cũng dám thách thức trật tự thế giới do Mỹ đặt ra. Với Việt Nam, ông là người bạn hữu nhưng hành động của ông hôm nay sẽ khiến một người bạn khác của Việt Nam là Trung Quốc được đà lấn tới trong các vấn đề chủ quyền./.

Huyền Pha

Nguồn: Người con Đất Mẹ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây