Trang chủ Luận bàn - Phản biện Vạch trần thủ đoạn xuyên tạc Luật giao thông đường bộ sửa...

Vạch trần thủ đoạn xuyên tạc Luật giao thông đường bộ sửa đổi để bôi nhọ Bộ Công an

188
0

Vừa qua, Luật giao thông đường bộ 2008 đã được điều chỉnh mở rộng thành dự án Luật Giao thông đường bộ (Luật Đường bộ) do Bộ GTVT soạn thảo và Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ (TTATGT) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo. Việc này đang được trình ra Quốc hội để xin ý kiến nhưng đã có không ít luận điệu xuyên tạc, lu loa rằng Bộ Công an đòi tách luật để “chia quyền lợi”.

Yếu tố quan trọng nhất trong việc tách Luật giao thông đường bộ là vấn đề chuyển công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an. Một số chuyên gia và nhà quản lý không muốn tách vì lo ngại nhiều bộ luật có thể gây chồng chéo không đồng bộ, ngoài ra còn gây xáo trộn bộ máy quản lý. Tuy nhiên việc Bộ công an quản lý cấp giấy phép lái xe đã có tiền lệ tại một số quốc gia tiên tiến trên thế giới. Trên trang web chính thức của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản ghi rõ thông tin: “Cảnh sát có trách nhiệm quản lý giấy phép lái xe.” “Cảnh sát có thể nhanh chóng thu hồi hoặc đình chỉ bằng lái của những người vi phạm giao thông nghiêm trọng hoặc gây tai nạn, và yêu cầu họ phải đào tạo thêm”.

Vạch trần thủ đoạn xuyên tạc Luật giao thông đường bộ sửa đổi để bôi nhọ Bộ Công an

Được biết, ở quốc gia đất nước mặt trời mọc vào những năm đầu 70 của thế kỷ XX, trung bình một năm có trên 17.000 người chết do tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông đã trở thành “chiến nạn”, Hoàng gia và Chính phủ Nhật Bản đã nhận thấy cần phải có biện pháp mạnh để đối phó với thảm họa này. Một trong các giải pháp là nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới. Chính phủ Nhật giao Cảnh sát Nhật thành lập các Trung tâm Quản lý giao thông (mỗi tỉnh, thành phố có 2 đến 3 trung tâm) có nhiệm vụ quản lý, sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe. Sau 50 năm nỗ lực thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT đường bộ, tình hình ATGT Nhật Bản đã trở thành mong ước lý tưởng của nhiều quốc gia trên thế giới, đến nay đã giảm hơn ¾ số người chết so với năm 1970.

Đây chắc hẳn cũng là mục tiêu mà Chính phủ nhắm đến trong việc cải thiện tình hình an toàn giao thông ở Việt Nam. Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó cục trưởng Cảnh sát giao thông cho biết hoạt động giao thông đường bộ tác động trực tiếp đến quyền con người, an toàn tính mạng, sức khỏe, tải sản khi đi lại, nhưng Luật Giao thông đường bộ năm 2008 “thiếu cụ thể, chưa sát với thực tiễn”. Tình trạng vi phạm, coi thường pháp luật khi tham gia giao thông diễn ra phổ biến. Từ 2009 đến 2021, toàn quốc xảy ra hơn 361.000 vụ tại nạn giao thông đường bộ, làm chết hơn 113.000 người, bị thương hơn 356.000 người (chiếm hơn 95% số vụ, số người chết trong tổng số vụ tai nạn giao thông); gần 600 vụ chống lại lực lượng làm công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, làm 7 cán bộ hy sinh, 186 cán bộ bị thương… Như vậy, quyền con người, an ninh con người trong lĩnh vực giao thông đường bộ chưa được bảo đảm.

Tai nạn giao thông ở Việt Nam lâu nay vẫn là một vấn đề nhức nhối mà Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, tìm cách cải thiện với nhiều hoạt động thực tế. Ngoài việc tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng thì giáo dục ý thức tham gia giao thông cũng được chú trọng. Tuy nhiên số vụ tai nạn cũng như số người chết còn khá cao, và đây luôn trở thành cái cớ để nhiều đối tượng chống phá, xuyên tạc nhằm bôi nhọ Nhà nước. Còn nhớ ngay đầu năm Nhâm Dần, đối tượng Phạm Minh Vũ đã dẫn ra số liệu tai nạn giao thông trong 5 ngày Tết của Việt Nam và gọi đó là biểu hiện của việc “xã hội rối loạn”, “chính trị yếu kém”. Thế giới và Việt Nam đã có hẳn một ngày lễ Tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông, cho thấy cần có những giải pháp quyết liệt, mạnh mẽ để cải thiện tình hình này.

Vạch trần thủ đoạn xuyên tạc Luật giao thông đường bộ sửa đổi để bôi nhọ Bộ Công an

Phải nhìn nhận việc giao quyền cho Bộ Công an phụ trách lĩnh vực Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ là một quan điểm tự nhiên do Công an vốn là lực lượng phụ trách công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội của người dân. Tuy nhiên những quan ngại của nhiều chuyên gia và nhà quản lý trong việc phối hợp, quản lý, chuyển giao và cơ chế thực hiện các bộ Luật mới là hoàn toàn có cơ sở, và Chính phủ cần có trách nhiệm giải trình trước Quốc hội. Việc xem xét, yêu cầu giải trình và thông qua Luật này hoàn toàn do Quốc hội, đại biểu của nhân dân quyết định, hoàn toàn đảm bảo tính khách quan.

Sửa đổi, tách hay điều chỉnh Luật đường bộ là một nỗ lực lớn của Chính phủ trong việc đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, an toàn tính mạng, sức khỏe, tải sản của người dân. Rõ ràng các cơ quan chức năng đã nhìn nhận vấn đề tồn tại trong thực tiễn đời sống để khuyến nghị các giải pháp xử lý, được thông qua hay không là do thẩm quyền Quốc hội xem xét. Nỗ lực thì cần nhìn nhận và trân trọng, mọi ý kiến đóng góp và xây dựng chắc chắn đều được Chính phủ trân trọng. Nhưng không ai có thể chấp nhận những quan điểm tiêu cực, ném đá để bôi nhọ lực lượng Công an như cái cách mà những đối tượng chống phá rêu rao. Họ luôn lấy số vụ tai nạn để chỉ trích Việt Nam, nhưng khi Chính phủ đưa ra giải pháp thì họ là mỉa mai, chống phá.

An Diễm


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây